Friday, July 14, 2017

Phận đời trẻ Việt lai trên đất Mỹ sau chiến tranh


Nguyen Thi Phuong Thuy chỉ biết cha cô là một binh sĩ Mỹ. Ảnh: Catherine Karnow/New York Times
Phan doi tre Viet lai tren dat My sau chien tranh hinh anh 1 
Những người con mang hai dòng máu Việt - Mỹ gặp nhau tại San Jose, California, Mỹ vào năm 2008. Ảnh: Catherine Karnow/New York Times
Phận đời may rủi
Cuong Luu chào đời tại Việt Nam, là con của một lính Mỹ và một phụ nữ Việt. Mối quan hệ giữa hai người nảy sinh khi mẹ làm nhân viên vệ sinh trong khu nhà ở của cha trong chiến tranh Việt Nam. Cha Cuong về nước khi mẹ anh đang mang thai. Sau khi sinh con, mẹ Cuong kết hôn với một quân nhân Mỹ khác. Cuong cùng gia đình chuyển đến quần đảo Virgin, Mỹ, khi còn nhỏ.
Tại khu dành cho người da đen ở đảo Virgin, bọn trẻ thường xuyên chọc ghẹo Cuong cậu có da trắng giống cha. Mẹ cũng dần xa lánh Cuong vì anh khiến bà nhớ về quá khứ đau buồn.
Lúc 9 tuổi, cậu bé đã phải vào trại dành cho trẻ em phạm tội. Khi 17 tuổi, Cuong lang thang trên phố và bán ma túy. Ba năm sau, người con lai vào tù vì cướp của. Sau khi ra tù, cậu lại tiếp tục buôn ma túy ở Baltimore, bang Maryland.
Tuy nhiên, cuộc sống thay đổi từ khi Cuong có con với bạn gái. "Tôi sợ ngồi tù và không gặp lại con", anh nói với New York Times về con gái 4 tuổi, Cara.
Từ khi có con, động lực thôi thúc Cuong tìm cha ruột ngày càng lớn. Qua mạng xã hội, anh đã tìm được cha, ông Jack Magee, ở phía nam bang California. Anh và cha thường xuyên liên lạc với nhau kể từ đó. 


Phan doi tre Viet lai tren dat My sau chien tranh hinh anh 2
Luu Cuong từng là trẻ bụi đời trên đất Mỹ. Ảnh: New York Times
Gary Bui là con của một phụ nữ Việt với Jerry Quinn, binh sĩ Mỹ trên chiến trường miền nam Việt Nam. Năm 1973, Quinn phải trở về Mỹ theo yêu cầu của cấp trên khi bạn gái mang bầu. Mẹ sinh Bui nhưng bỏ rơi con. Cậu nhớ hai người từng sống trong túp lều lụp xụp và luôn vật lộn với tình trạng đói, khát. Nhóm bạn dè bỉu Bui vì cậu là con lai.
Khi Bui chừng 4-5 tuổi, người ta đưa cậu vào trại trẻ mồ côi. 4 năm sau, cậu ngồi trên chuyến bay từ Việt Nam tới Mỹ trong chiến dịch đưa con của quân nhân Mỹ tới New York.
Bui may mắn hơn Cuong vì được nhận làm con nuôi. Anh vẫn giữ tấm hình chụp cùng mẹ thời bà còn trẻ và chính tấm hình đã giúp anh tìm ra cha ruột là ông Jerry Quinn.
Theo một nghiên cứu của Đại học Ohio, 76% trẻ lai trong chiến tranh Việt Nam muốn gặp cha khi họ đến Mỹ. Chỉ 30% biết tên cha, 22% cố gắng liên lạc và chỉ 3% đoàn tụ với đấng sinh thành. Nhiều cựu binh Mỹ không muốn gặp đứa con mà họ bỏ rơi vì sợ, ngại rắc rối và vô trách nhiệm.


Chiến dịch đưa 2.700 trẻ em Việt rời Sài Gòn 40 năm trước

Đầu tháng 4/1975, quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Operation Babylift (Không vận Trẻ em) để đưa hàng nghìn người con Việt rời quê hương.

Ảnh chiến tranh VN: Cuộc đoàn tụ của những người chưa gặp

Đau đáu về số phận những đứa trẻ trong ảnh chiến tranh Việt Nam, một người Mỹ mất anh ruột vì chiến trận đã vượt nửa vòng trái đất để tìm những người mà ông không quen biết.
Tuổi thơ tủi hờn Sinh ra trong chiến tranh Việt Nam với mẹ người Việt, cha là lính Mỹ, nhiều đứa trẻ lai trải qua tuổi thơ cay đắng. Nhiều người không bao giờ biết cha ruột, bị mẹ bỏ rơi khi còn rất nhỏ. Bạn bè dè bỉu họ vì họ là con lai, mang dòng máu của kẻ thù trong chiến tranh. Nhiều em lang thang, kiếm sống bằng nghề ăn mày, coi hè phố là nhà để sống qua ngày và mơ đến Mỹ để gặp cha. Nguyen Thi Phan là con của một sĩ quan an ninh Mỹ và một phụ nữ Việt chuyên giặt quần áo. Cô đã trải qua tuổi thơ tủi hờn vì bọn trẻ hàng xóm khinh bỉ, xa lánh. Chúng nói cha cô là người da màu và cô là con của kẻ thù. Phan nói với Global Post rằng thậm chí cuộc sống hiện tại của cô vẫn gặp khó khăn vì "mọi người không muốn thuê một người da đen, bẩn thỉu lau nhà hay rửa bát".
Nguyen Thanh Hien và hai anh trai cũng là con của một lính Mỹ. Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, ba anh em lang thang trên phố vì mẹ lấy chồng và dượng đuổi họ.
Trước đây Hien cùng các anh cố gắng xin visa sang Mỹ để tìm cha nhưng không thành. Do sống vất vưởng trên phố, hai anh Hien mắc viêm phổi và chết, để lại cô bơ vơ trên cõi đời, Boston đưa tin.
Nguyen Thi Phuong Thuy cũng là con lai chào đời trong thời chiến. Cô nhớ cha mẹ nuôi từng cãi nhau về cô. Người cha nuôi hét: "Tại sao cô phải chọn nuôi con lai?"
Một thời gian sau, họ đưa Thuy sang một gia đình khác. Cô từng nghe những lời mỉa mai về nguồn gốc của bản thân, từng ngồi khóc trên bãi biển và phải dùng thuốc ngủ để quên những việc đã qua.
Dù nhiều đứa trẻ lai trải qua tuổi thơ và cuộc đời sóng gió nhưng chính khó khăn giúp họ tích lũy những kỹ năng sống sót ở cả Việt Nam hay trên đất Mỹ. Họ đã và đang xây dựng niềm tin cho tương lai. Quan niệm về những đứa con lai hay "con của kẻ thù" ở Việt Nam cũng không còn nặng nề như trước nên cuộc sống của họ trở nên dễ chịu hơn.
Vào tháng 4 năm nay, những người con mang dòng máu Việt sang Mỹ theo diện Operation Babylift (Không vận trẻ em) sẽ trở về Việt Nam để kỷ niệm 40 năm từ khi chiến dịch diễn ra. 


Người Mỹ đi tìm những đứa trẻ trong ảnh chiến tranh Việt Nam

Nửa thế kỷ sau khi xem ảnh những đứa trẻ đi sơ tán vì chiến tranh, em trai một lính Mỹ tử trận luôn đau đáu về số phận họ và quyết lên đường sang Việt Nam tìm kiếm.

Báo Mỹ công bố ảnh hiếm về chiến tranh Việt Nam

Phóng viên ảnh Larry Burrows của tạp chí Life đã trải qua rất nhiều nguy hiểm để “bấm” được những khoảnh khắc được cho là những minh chứng hùng hồn nhất cho cuộc chiến tranh vô cùng thảm khốc này.
Đỗ Quyên

1 comment: