“Trong nhiệm kỳ Khóa XI (2011-2015) Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu “Xây dựng chủ
nghĩa xã hội còn lâu dài lắm, đến cuối thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
Vì thế kỳ vọng Đại hội XII sẽ quyết định chấm dứt việc xây dựng CNXH.
Mục tiêu của Đảng là xây dựng CNXH không còn nữa thì Đảng sẽ từ bỏquyền
độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội. Thực hiện hai điều trên là để thay
đổi thể chế; không phải giải tán Đảng CSVN mà là chuyển từ chế độ hiện
nay sang chế độ cộng hòa. Đại hội Đảng lần này sẽ bầu Tổng thống chớ
không phải Tổng bí thư, để tổ chức bầu cử Quốc
hội vào tháng 5 tới như đã trù liệu”. (Lê Quế Lâm)
Đảng
CSVN đã chính thức thông báo Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII sẽ
diễn ra từ ngày 21 đến 28/01/2016. Theo thông lệ, để duy trì sự lãnh đạo
liên tục của Đảng, việc
chuẩn bị đại hội kéo dài khoảng một năm. Thời gian đó cần thiết để khóa
cũ ấn định thành phần lãnh đạo cho khóa mới. Tổng bí thư viết dự thảo
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (BCH/TƯ). Thủ tướng viết
dự thảo báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội trong 5 năm qua (2011-2015) và đề ra phương
hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm tới (2016-2020).
Sau đó, đảng bộ các cấp trực thuộc họp đại hội, góp ý với các dự thảo
báo cáo của trung ương và bầu đại diện tham dự đại
hội toàn Đảng để hợp thức hóa vai trò của Tổng Bí thư và thông qua Báo
cáo chính trị của Đảng.
Việc
chuẩn bị Đại hội Đảng lần này có sự bất thường vì sự trì trệ xuất phát
từ sự bất đồng trong nội bộ về nhân sự lãnh đạo tức Tổng bí thư tương
lai. Ngày 21/12/2015 Hội
nghị Trung ương (HNTƯ) 13 của BCH/TƯ bế mạc mà vẫn chưa ấn định được
thành phần lãnh đạo, họ quyết định “Giao cho Bộ chính trị tiếp tục chuẩn
bị nhân sự trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư TƯĐ
khóa XI quá tuổi, tái cử, để đảm nhận chức
danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình HNTƯ 14 xem xét
quyết định”. Ngày 11/01/2016 HNTƯ 14 nhóm họp. Ba ngày sau, trong diễn
văn bế mạc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, hội nghị “đã tập trung
thảo luận, thống nhất cao về chủ trương ký kết,
phê duyệt Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)…”. Hội nghị
cũng đã “biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số Ủy viên TƯĐ,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa
XII và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử
các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước”.
Sau
HNTƯ 14, nhiều người đồn đoán Nguyễn Tấn Dũng đã “hết cửa” trong cuộc
chạy đua tranh chức tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị đã biểu
quyết: Nguyễn Phú Trọng -Tổng
Bí thư, Trần Đại Quang -Chủ tịch Nước, Nguyễn Xuân Phúc -Thủ tướng và
Nguyễn Thị Kim Ngân -Chủ tịch Quốc hội. Như vậy, ba nhân vật trong “tứ
trụ” là Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng sẽ rời khỏi
chức vụ sau Đại hội XII…Nhưng dựa vào lời
ông NPT mô tả kỳ họp ba ngày vừa qua là “dân chủ, đoàn kết, tập trung”,
ông Trọng cũng không nêu ra bất cứ một tên tuổi nào được “đặc biệt tái
cử”, người viết suy luận: đến giờ phút chót Bộ Chính trị vẫn chưa nhất
trí được ai sẽ là Tổng Bí thư, nên tạm thời
hòa hoãn bày tỏ sự đoàn kết nội bộ bằng cách tiếp tục duy trì thành
phần cũ. Và HNTƯ 14 đã biểu quyết thông qua quyết định của Bộ Chính trị:
duy trì chức danh lãnh đạo của bốn ông Trọng Sang Hùng Dũng để Đại hội
XII xem xét và quyết định.
Đại
hội XII sẽ thừa kế cái di sản nặng nề của khóa XI để lại. Đó là sự chia
rẽ trầm trọng không thể nào hàn gắn được trong giới lãnh đạo chóp bu
xuất phát từ sự đối đầu giữa
Tổng bí thư Đảng và Thủ tướng Chính phủ vì sự bất đồng về đường lối,
chính sách quốc gia. Đây là một sự kiện chính trị lớn chưa bao giờ xảy
ra: Chính phủ không còn phục tùng Đảng. Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên
trì với chủ nghĩa xã hội với Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng chủ trương thay đổi thể chế
để giúp VN hợp tác sâu rộng về kinh tế mậu dịch với thế giới giúp đất
nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, đồng thời cũng là cách để VN thoát
khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Thật ra, Khóa
XI sắp chấm dứt cũng đã thừa kế những di sản nặng nề của 10 Khóa trước
kể từ khi Đảng được thành lập. Khóa XI không giải quyết được nay bàn
giao cho Đại hội XII. Đó là sứ mạng quan trọng của Đại hội Đảng lần này.
Đại
hội Đảng CSVN I hay Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Đảng CS Đông
Dương diễn ra ở Ma Cao năm 1935. BCH/TƯ cử ông Hồ Chí Minh làm đại diện
Đảng CSĐD tại Quốc tế III. Đại
hội Đảng lần thứ II ở Tuyên Quang năm 1951 đã quyết định tách Đảng CSĐD
để thành lập ở mỗi nước Đông Dương, các Đảng Mác-Lênin riêng. Ở VN Đại
hội thành lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.
Trong Đại hội này, tư tưởng Mao Trạch Đông
được ghi vào điều lệ của Đảng. Nhờ đó, Trung Cộng tích cực ủng hộ CSVN
trong kháng chiến chống Pháp. Đại hội Đảng lần thứ III (1960) đề ra hai
nhiệm vụ chiến lược: “củng cố miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước”. Từ đó, cả LX lẫn TQ đều tận tình ủng hộ CSVN đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) đề ra mục tiêu “đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Tên nước
đổi thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gia nhập khối Comecon, ký
hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô. TC coi những hành động này là
thái độ phản bội của CSVN nên mở cuộc tấn công dạy cho CSVN một bài học
khi Hà Nội đưa quân sang Campuchia lật đổ
chế độ Pol Pot thân Bắc Kinh. Từ đó Hiến pháp 1980 của VN lên án bọn
bành trướng Bắc Kinh là kẻ thù của dân tộc. Vì thế để bảo vệ đất nước và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng lần thứ V (1982) đề ra mục tiêu
“Gắn
bó chặt chẽ và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc. là chiến lược, đồng thời là tình cảm cách mạng”.
Sau khi TBT Lê Duẩn qua đời (10/7/1986) Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã thú nhận “Trong
những năm qua việc nhìn nhận, đánh giá tình
hình cụ thể về các mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu
sót. Do vậy, đã dẫn đến nhiều sai lầm "trong việc xác định mục tiêu và
bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa
và quản lý kinh tế". Vì thế Đại hội VI
đã đề ra “đường lối đổi mới. Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế”. Đến cuối thập niên 1980, LX và khối CS Đông Âu bước vào giai
đoạn thoái trào, CSVN quay về hợp tác với Trung Cộng qua Thỏa ước Thành Đô (9/1990) Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đề ra “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, xây dựng nền kinh
tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa theo khuôn mẫu của Đặng Tiểu Bình.
Trong
thời điểm này, Võ Văn Kiệt làm thủ tướng, ông vận động Mỹ bãi bỏ cấm
vận, sau đó tiến tới bình thường hóa bang giao với VN (7/1995). Trước đó
VN đã gia nhập khối ASEAN
và hợp tác giao thương với Cộng đồng Âu Châu (EU). Từ giữa năm 1995 VN
chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ VIII, ông Võ Văn Kiệt được coi là nhân
vật sáng giá nhất trong vai trò tổng bí thư. Phó thủ tướng Phan Văn Khải
lúc đó nhận xét: Ông Kiệt làm tổng bí thư,
VN đổi mới nhanh lắm vì ông Kiệt chán ngán chủ nghĩa xã hội đến tận cổ.
Nhưng con đường tiến của ông Kiệt bị chận lại vì ông Đỗ Mười lúc bấy
giờ đã ngấp nghé 80 tuổi vẫn còn muốn tiếp tục làm Tổng bí thư. Nhóm cán
bộ bảo thủ giáo điều quyết định giữ nguyên
vị trí của bộ ba lãnh tụ TBT Đỗ Mười 79 tuổi, Chủ tịch nước Lê Đức Anh
76 tuổi và Thủ tướng Võ Văn Kiệt 74 tuổi trong Đại hội Đảng lần thứ VIII
năm 1996. Đến cuối năm sau (1997), nhóm bảo thủ thân TQ đưa ra lý do
các ông Mười, Anh, Kiệt đều tuổi cao và áp
lực họ về hưu để làm cố vấn cho BCH/TƯĐ. Thượng tướng Lê Khả Phiêu được
bầu làm Tổng Bí thư. Từ đó, mối quan hệ VN/TQ ngày càng chặt chẽ thêm
với phương châm 16 chữ và 4 tốt. Hai hiệp ước về lãnh thổ trên bộ và
vịnh Bắc Bộ được ký với TQ năm 1999 và 2000.
Hậu quả là Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan cùng nhiều vùng đất khác cũng như
hơn 10 ngàn cây số vuông ở vịnh Bắc Bộ mất về tay TQ so với các hiệp
ước mà thực dân Pháp đã ký với triều đình nhà Thanh hồi cuối thế kỷ 19.
Ngày nay, với việc duy trì vai trò lãnh đạo của “tứ trụ” hoặc
2 cột trụ NPT và NTD từ khóa XI sang khóa XII, có thể nhóm bảo
thủ thân TQ muốn tái diễn trò chính trị hồi năm 1996, lần này là ngăn
chận không cho Nguyễn Tấn Dũng làm tổng bí thư. Nhóm “tứ trụ” lãnh đạo
nửa nhiệm kỳ, đến giữa năm 2018 họ sẽ bị áp lực
phải từ nhiệm vì quá tuổi qui định. Khóa XII sẽ kết thúc vào năm 2020.
Đó là thời điểm VN sáp nhập vào TQ theo cam kết Hội nghị Thành Đô. Tờ
Hoàn Cầu Thời Báo –cơ quan ngôn luận bán chính thức của TC đã công khai
phổ biến các điều khoản trong thỏa thuận ký
kết bởi cấp lãnh đạo tối cao hai nước. Theo đó “Việt Nam bày tỏ mong
muốn sẳn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung
ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân
Cương…Phía
Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian
30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết
cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Đại
hội Đảng lần thứ IX (2001) chủ trương tiếp tục hai nhiệm vụ chiến lược
là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong giai đoạn này ông Nguyễn Tấn Dũng làm Phó Thủ tướng thường trực.
Rút kinh nghiệm từ
thất bại của ông Kiệt, dù xuất thân từ Mặt trận GPMN song
Phó TT Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra “bảo hoàng hơn vua” trong việc xây dựng tổ
quốc XHCN, nên được lòng hai “thái thượng hoàng” Đỗ Mười và Lê Đức Anh.
Đến Đại hội Đảng
lần thứ X (2006) ông Dũng làm thủ tướng, được sự ủng hộ mạnh mẽ của thế
lực “tư bản đỏ”. Thế lực này nổi lên nhờ nghị quyết của Đại hội X cho
phép đảng viên được làm kinh tế tư nhân kể cả kinh tế tư bản tư nhân.
Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) quyết định tiếp tục xây dựng CNXH nhưng theo “đặc trưng mới
dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”.
Dựa vào đó TT Nguyễn Tấn Dũng đề xuất Bộ CT thành lập các Tổng công ty,
các Tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động đa ngành, đa lãnh vực; bổ
nhiệm đảng viên cao cấp giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở quốc
doanh này. Thế lực của TT Nguyễn Tấn Dũng càng vững mạnh thêm khiến nhóm
bảo thủ trong Bộ CT tìm cách hạ bệ Dũng. Họ nêu lý do để kỷ luật Dũng
vì “một
số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, điển hình là Vinashin,
Vinalines hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất lớn,
với hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt và ảnh hưởng lớn đến uy tín vai
trò kinh tế nhà nước”. Để phản bác, ông Dũng
quy trách nhiệm cho tập thể Bộ CT vì đó là chủ trương lớn của Đảng. Do đó Bộ CT và Ban Bí thư “xin nhận lỗi và đề nghị BCH/TƯ có hình thức kỷ luật về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ CT và một đồng chí trong Bộ
CT”. BCH/TƯ quyết định không kỷ luật cả hai, và cũng “xin nhận
lỗi trước toàn Đảng vì trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra và chưa
ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua” (Trích thông
báo của HNTƯ6 tháng 10/2012).
Không
thuyết phục được HNTƯ 6 kỷ luật TT Nguyễn Tấn Dũng, uy tín của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng xuống thấp. Tập thể Bộ CT, Ban Bí thư và BCH/TƯ đều
nhận lỗi trước toàn Đảng.
Trong Đảng chức vụ Tổng Bí thư là cao cấp nhất, đáng lẽ ông NPT cũng
phải nhận lỗi và xin chịu kỷ luật. Dư luận thường đề cập đến “đồng chí
X” ám chỉ TT Dũng, nhưng nhân vật đó phải là đồng chí Tổng bí thư, chớ
không phải đồng chí thủ tướng. Từ đó, tên tuổi
của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày càng nổi bật nhờ khôn khéo, biết biến
khuyết điểm và trách nhiệm của mình thành khuyết điểm và trách nhiệm của
Đảng.
Năm
2014 TQ đưa giàn khoan HD 891 vào hải phận VN, Dũng là người duy nhất
trong bộ máy lãnh đạo Đảng lên tiếng phản kháng quyết liệt nhất. Trong
khi đó, tờ Hoàn Cầu Thời Báo
của TQ lại biện minh: Hoàng Sa và Trường Sa là của VN nhưng Công hàm
năm 1958 của TT Phạm Văn Đồng đã thừa nhận thuộc chủ quyền của TQ. Tờ
báo còn đề cập số tiền 870 tỷ Mỹ kim mà CSVN nợ của TQ trong hai cuộc
kháng chiến. Việc này làm hoen ố thanh danh của
Đảng, nhưng uy tín Dũng lại lên cao. Trong HNTƯ 10 hồi đầu tháng Giêng
2015 chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII, ông được BCH/TƯ bỏ phiếu tín
nhiệm cao cao nhất.
Trước
triển vọng Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng bí thư trong Đại hội XII, các
phần tử chống Dũng phải tìm cách hạ đối thủ của mình. Họ tung tin NTD
sẽ là Tổng bí thư và ông
ta sẽ giải tán Đảng, chuyển đổi thể chế từ độc tài cộng sản sang độc
tài cá nhân gia đình trị. Một số cán bộ lão thành, cán bộ nghỉ hưu đã
gởi thư lên Tổng bí thư và BCH/TƯ cáo buộc NTD có nhiều khuyết điểm
không xứng đáng làm tổng bí thư. Mối ưu tư lo lắng
của các đảng viên lão thành về việc Đảng CS bị giải tán là thường tình,
chính đáng. Họ sợ mất sổ hưu, cho thấy họ chẳng giàu có gì, chỉ có
những đảng viên đầy thủ đoạn biết luồn lọt chớp thời cơ mới có được tài
sản khổng lồ. Suốt cuộc đời của họ gắn liền với
hai cuộc kháng chiến do Đảng CS lãnh đạo, anh em con cháu họ đã trở
thành liệt sĩ được bằng khen của Đảng treo đầy nhà…Nếu Đảng CS bị giải
tán là điều đau buồn, uất hận nên họ lên tiếng chống NTD, tuy nhiên
những lập luận họ đưa ra lại tạo sự tranh luận sôi
nổi.
Việc
ông Dũng có sui gia là cựu quân nhân VNCH theo Tiến sĩ Vũ Thị Phương
Anh, một giảng viên đã nghỉ hưu ở Sài Gòn đã nói với BBC là điều rất
tốt, là dấu hiệu tốt cho sự
hòa giải. Bà nói “Tôi là người không ủng hộ chính sách lý lịch một
chút nào vì tôi đã từng là nạn nhân của nó, con em của bên thua cuộc đã
bị ảnh hưởng rất nhiều”. Bà chỉ thắc mắc:
Thủ tướng VN có sui gia như vậy là sự thật xảy ra từ nhiều năm rồi.
Nếu điều đó rất có hại cho an ninh quốc gia hay chế độ thì ông Dũng đã
và đang ở vị trí quan trọng, tại vị hơn 10 năm rồi, tại sao lâu nay
không đặt vấn
đề? Có phải vì hiện nay muốn ngăn cản ông Dũng?
Nhà báo Huy Đức nhận xét “Chủ nghĩa lý lịch là một chính sách vô nhân đạo mà hàng triệu đảng viên khác đang bị ràng buộc, ngay cả các
cháu học sinh vẫn bị lý lịch cản trở khi thi vào một số ngành”. Vì thế ông “Đánh
giá cao việc Thủ tướng đã vì hạnh phúc của con gái, ủng hộ một cuộc hôn
nhân mà biết chắc sẽ gây phiền phức đến ông. Nhưng tôi còn đánh
giá cao hơn, ông Dũng -với tư cách là một người quyền lực nhất trong
đảng tuy về danh nghĩa không phải là người cao nhất lúc đó- đấu tranh để
Đảng sửa đổi những quy định lỗi thời về lý lịch”.
Về
việc gia đình Nguyễn Tấn Dũng giàu có, tài sản khổng lồ là vì Đảng đã
dành cho cán bộ đảng viên quá nhiều đặc quyền đặc lợi, nay Đảng lại cho
phép họ được làm kinh tế tư
bản tư nhân. Vì thế không riêng gì Nguyễn Tấn Dũng mà hầu như gia đình
của những đảng viên có chức có quyền đều trở thành đại gia, đại phú. Còn
việc ông Dũng có mưu đồ làm tổng bí thư cũng là lẽ thường của những
người làm chính trị. Không riêng gì thủ tướng
mà có lẽ các vị trong “tứ trụ” và các ủy viên Bộ CT đều ngấp nghé ngôi
vị này? Nhưng có ai dám đòi thay đổi thể chế để có lợi cho dân cho nước?
Về độc tài cá nhân, ông Nguyễn An Dân -một nhà tư vấn về pháp lý đang sinh sống tại Sài Gòn chia sẻ ý kiến này với BBC: “Những
người
dân chủ hay quần chúng có chính kiến hãy nhớ rằng độc tài cá nhân là
con của độc tài tập thể. Nếu sợ đứa con độc tài cá nhân ra đời mà chúng
ta “vô tình ủng hộ” cho bà mẹ độc tài tập thể thì e rằng chúng ta sai
lầm trong hướng đi của mình”.
Nói
gì thì nói, giờ đây vận mạng dân tộc đang chờ sự quyết định của 1510
đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Toàn Đảng lần thứ XII sẽ khai diễn
trong hai ngày tới đây. Đặc biệt
lần này, Bộ Công an đã có kế hoạch ra quân với quyết tâm bảo vệ tuyệt
đối an ninh, an toàn cho đại hội”. Cuộc xuất quân thực tập đã diễn ra
ngày 9/01/2016 tại khu vực sân vận động Ba Đình Hà Nội với lực lượng
hùng hậu gần 5200 binh lính gồm cảnh sát đặc nhiệm
và cơ động, bộ đội đặc công, một bộ phận của Sư đoàn Phòng không Không
quân, chiến xa bọc thép chống đạn, xe tác chiến điện tử…
Trước
đó, đã có những đồn đoán sẽ có đảo chánh bằng quân sự trong thời gian
diễn ra Đại hội XII. Một đại hội máu sẽ xảy ra là một điều không thể
tránh khỏi. Nay với việc điều
động quân tại thủ đô trong thời điểm cuộc tranh giành quyền lực “một
mất một còn” giữa nhóm canh tân và bảo thủ đã đến hồi quyết liệt, khiến
người viết liên tưởng đến cuộc đảo chánh Gorbachev ngày 19/8/1991. CSVN
xuất phát từ Liên Xô và sự kết liễu của nó
cũng sẽ giống như LX. Tuy nhiên người viết mong rằng vai trò của Đảng
CSVN sẽ được giải quyết theo kiểu VN. Trong những ngày sắp tới, trước
hơn 1500 đại biểu tham dự Đại hội XII, TBT Nguyễn Phú Trọng hoặc TT
Nguyễn Tấn Dũng sẽ đại diện BCH/TƯ Khóa XI báo cáo
các thành quả của Đảng trong nhiệm kỳ 2011-2015 với vài nét nổi bật
như:
-Luật
Biển VN được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 khẳng định chủ quyền của
VN trên hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Luật Trưng cầu Ý dân được Quốc
hội thông qua ngày 25/11/2015. Ngoài ra VN còn ký các Hiệp định FTA
(Thương mại tự do) với Đại Hàn, với EU (Công đồng Âu Châu) và TPP. Ngày
31/5/2013, hội nghị An ninh châu Á diễn ra tại Diễn đàn Đối thoại
Shangri-La (Shangri-La Dialogue). Ban tổ chức mời thủ tướng VN làm diễn
giả chính, đọc diễn văn khai mạc. Trong bài diễn văn tựa đề “Niềm tin
chiến lược” TT Nguyễn Tấn Dũng đã phác hoạ triển vọng tươi sáng của khu
vực Á Châu/Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển dựa vào khối
ASEAN và sự hợp tác của HK và TQ.
Bên
cạnh các thành tựu trên, VN còn gặp nhiều khó khăn trong mối bang giao
với TQ. Bắc Kinh không chấp nhận Luật Biển của VN, gây hấn bằng cách đưa
giàn khoan HD 981 vào hải
phận VN ở Hoàng Sa năm 2014 và mới đây ở Vịnh Bắc Bộ. Về việc xây dựng
CNXH, một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được coi là chủ
trương lớn của Đảng, như đã trình bày ở trên bị đánh giá là
“hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất lớn, với
hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt và ảnh hưởng lớn đến uy tín vai trò
kinh tế nhà nước”. Vì thế, toàn thể
Bộ CT, Ban Bí thư và BCH/TƯ đã xin nhận lỗi trước toàn Đảng. Nạn tham
nhũng ngày càng phát triển, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ví von,
nhận xét tham nhũng như bầy sâu và lên tiếng báo động: “Không phải một con sâu,
mà một bầy sâu. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ đất nước này”.
Trên
đây là thực trạng đất nước đã đưa đến việc tranh chấp về đường lối,
chính sách quốc gia trong thượng tầng nội bộ của Đảng. Các đối thủ đã
tung ra những nét xấu xa của
nhau để hạ thủ nhau được lan truyền sâu rộng trong thời đại tin học.
Nhờ đó người dân hiểu được “thế nước” nhưng “lòng dân” thể hiện như thế
nào? Qua đài BBC, ông Nguyễn An Dân ở Sài Gòn đã phát biểu: “Dù nhiều
người
nói “quần chúng ngoài đảng” có nói gì thì cũng không ảnh hưởng vào đảng
thì tôi e rằng không phải. Khi mạng xã hội chưa phát triển, nên đảng ít
bị dư luận soi mói do dễ bưng bít thông tin. Nay, dù ít dù nhiều, với
tác dụng của mạng xã hội hiện nay, cũng gây
tác dụng phần nào đó vào quyết định của đảng. Nếu không có tác dụng thì
vì sao có nhiều thông tin lọt lộ ra để dùng “quần chúng bên ngoài” gây
sức ép cho nhau lên các phe phái bên trong đảng?”. Như vậy, hai phe đối nghịch đã lợi dụng lòng dân để gây sức
ép tấn công nhau.
Trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13, ông Lê Như Tiến Đại biểu Quảng Trị có nói đến thời điểm “hoàng hôn của nhiệm kỳ”các
quan chức nhà nước chạy đua nước rút để thực hiện những chuyến tàu vét
cuối cùng trước khi hạ cánh. Sau đó Quốc hội nhất trí thông qua Luật
Trưng Cầu Ý Dân, theo người viết thì việc Quốc hội tôn trọng ý dân là
phương cách giúp các đảng viên cộng sản hạ cánh
an toàn trong buổi hoàng hôn, ngày tàn của chế độ. Người viết kỳ vọng
trong Đại hội Đảng lần này, Đảng sẽ quyết định chấm dứt việc xây dựng
CNXH vì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu
dài lắm. Đến cuối thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở VN hay chưa”. Mục tiêu của Đảng là xây dựng CNXH không còn nữa thì Đảng sẽ từ bỏ quyền độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Lê Quế Lâm
No comments:
Post a Comment