Wednesday, October 28, 2015

ĐỜI SỐNG SAU NHỮNG CƠN MƯA BOM (National Geographic Tháng Tám 2015)



ĐỜI SỐNG SAU NHỮNG CƠN MƯA BOM
(National Geographic Tháng Tám 2015)

T. D. Allman viết
Ảnh do Stephen Wilkes cung cấp

Hoa Kỳ đã thả hơn 2 triệu tấn bom xuống nước Lào từ năm 1964 đến năm 1973 trong suốt trận chiến tranh Việt Nam. Số lượng bom tương đương với một phi cơ chứa đầy bom thả xuống cứ mỗi tám phút trong thời gian 9 năm. Làm thế nào quốc gia này khôi phục lại đời sống bình thường?

Những ngày trên cánh đồng Chum (Lào), tôi cố gắng hình dung, tìm câu trả lời trong suốt về đất nước Lào, một trong những quốc gia bị những trận mưa bom nặng nề nhất, vẫn tiếp tục đi lên và tìm thấy tương lai. Cuối cùng, trên một con đường ở Phonsavan, thành phố chính của tỉnh, tôi đã tìm ra, một đống vỏ bom khổng lồ, người Hoa Kỳ để lại sau những chiến dịch thả bom trên đất Lào. Một chứng cớ của sự tàn phá, và gần đống bom đạn phế liệu đó, có một máy lấy tiền (ATM). Một ngôi chùa lớn mầu xanh, trắng làm cho đống phế liệu trở nên “nhỏ nhoi” chìm dần vào lãng quên về một trận chiến tranh. Sau khi xem xét đống vỏ bom (qủa bom không nổ), tôi bước lại máy lấy tiền, cho thẻ tín dụng vào, lấy ra một triệu đồng (Kip, của Lào), khoảng 120 đô la Hoa Kỳ. Những tờ giấy bạc 50 ngàn (Kip) nói lên một câu chuyện mới về nước Lào, nơi mà những qủa bom đã nhường chỗ cho tiền bạc.
Trước đây, trong tỉnh Xiêng Khoang (nơi có Cánh Đồng Chum), trẻ con lớn lên ít khi được nhìn thấy ánh mặt trời. Dân chúng phải sống dưới hầm, trong những hang động. Ngày nay, Phonsavanis là một thành phố sầm uất, có đèn đường chỉ dẫn giao thông với con số điện tử cho người bộ hành biết còn bao nhiêu giây để băng qua đường. Bạn có thể tìm dễ dàng, một nhà băng, một tiệm ăn, một chợ bán đủ loại trái cây, rau qủa tươi, ngay cả một cửa hàng bán giầy thể thao (để chạy, có lẽ Adidas,Nike,…). Dọc theo những “chum” bằng đá cổ xưa trên Cánh Đồng Chum, vẫn còn bí ẩn cho những nhà khảo cổ, có những mảnh bom người Hoa Kỳ để lại sau những trận thả bom kéo dài từ 1964 đến năm 1973. Đó cũng là những “quảng cáo” hấp dẫn đối với du khách. Đống vỏ bom phế liệu năm ngay bên cạnh một văn phòng du lịch điạ phương.

Chỉ có vài nơi trên Cánh Đồng Chum mới được khai quang bom đạn an toàn cho du khác. Vài nhà khảo cổ tin rằng những cái chum khổng lồ 2000 năm dùng trong nghi lễ an táng.

Với những ngọn đồi trải dài xa xa trên cánh đồng cỏ tranh, Cánh Đồng Chum trông giống như một sân đánh Golf rộng lớn. Cát bụi lắng đọng nhiều trên cánh đồng do những trận mưa bom, hàng triệu qủa bom đã nổ, hàng triệu qủa không nổ khác vẫn là mối đe dọa thường xuyên, đặc biệt đối với những người Lào sinh sống bằng cách đi lấy sắt thép từ những qủa bom không nổ.
“Chào mừng đến thăm nhà ông Phet Napia, chuyên làm Thià (Muỗng) và Vòng đeo tay” nơi làng Ban Naphia. Trong sân sau nhà, ông Phet nấu chẩy nhôm từ những vỏ bom bằng nhôm, sau đó đổ vào khuôn làm các vật dụng ăn uống trong nhà. Các nhà hàng, tiệm ăn trong khu vực dường như lấy hàng: thìa, dao nĩa, đũa làm bằng phế liệu từ thời chiến tranh. Công nghệ của ông Phet đã được quảng cáo trong các dịch vụ mua bán nhà cửa, truyền hình vệ tinh, đèn điện,…
Một hình ảnh sống động
Quốc gia Lào có dân số không đến 7 triệu người, nhưng có gần 5 triệu điện thoại di động. Tại Ban Pak-Ou, một ngôi làng trong khu vực thượng lưu sông Cửu Long, những người dân sinh sống bằng nghề đánh cá, cũng vừa câu cá vừa nói chuyện qua chiếc điện thoại di động.
Thủ đô Vientiane (Vạn Tượng) là một thành phố đang phát triển với những dinh thự cao 12 tầng. Trước đây rất lặng lẽ với tiếng mưa rơi, tiếng khóc trẻ con, tiếng người nói cười, tiếng tăng sĩ cầu nguyện, bây giờ thay bằng tiếng máy điều hòa không khí, tiếng máy phát điện nổ, tiếng xe gắn máy, cùng tiếng bóp còi rộn đường phố.
Nền kinh tế nước Lào gia tăng gần 8% một năm. Lá cờ đảng Nhân Dân Cách Mạng với búa, lưỡi liềm theo kiểu Nga Sô vẫn tung bay bên cạnh lá cờ quốc gia. Chính quyền Lào theo đuổi chính sách kinh tế tự do trong vùng Đông Nam Á, với hy vọng sẽ ra khỏi danh sách những quốc gia nghèo khó của Liên Hiệp Quốc vào năm 2020.
Ở Lào, người giầu có trở nên giầu hơn, và ngay cả một nơi hẻo lánh nhất với những người dân đơn sơ, mộc mạc, tôi được chứng kiến một hình ảnh ít người trên thế giới hình tượng ra được. Gần biên giới Việt Nam, giữa nước Lào, tôi trông thấy một thanh niên trẻ lái xe gắn máy trên đường trở về nhà, một tay anh ta nắm chặt điã bắt sóng vệ tinh cho máy truyền hình. Trong những ngôi làng trên vùng núi non, cao nguyên, tôi được trông thấy đàn trẻ con đến trường trong đồng phục mầu xanh, trắng. Tôi cũng đã thấy nhiều đền chùa được sửa sang, và vài nhà thờ Tin Lành được xây dựng. Bạn vẫn trông thấy những vị sư trong áo cà sa ở khắp nơi, nhưng bây giờ họ mang theo túi đựng máy vi tính.
Giòng sông Cửu Long vẫn chẩy ngang qua VienTiane như trong lịch sử, nhưng dọc theo bờ sông đã thay đổi. Trước đây là bùn và bãi cát, bây giờ là hành lang công viên dài hai dặm, với nhữg dụng cụ thể dục, lối đi hẹp để chạy bộ, và bãi đậu xe hơi (nhà giầu). Buổi tối đông đảo với những cặp tình nhân, người bán hàng rong, người biểu diễn trên đường lấy tiền, tiếng cười trẻ em, và giới trẻ nhẩy múa theo kiểu tây phương (break dancing). Những nghệ sĩ (đường phố) ca hát và những “thầy” xem bói cho người đi dạo mát.

Như những chuyện đổi thay trên đất Lào, công viên bờ sông ở Vientiane là một thành công trong kế hoạch xây dựng thành phố, nỗ lực vào nếp sống người dân nơi giòng sông, nơi thoáng mát, rộng rãi. Ngoài ra còn bảo vệ Vientiane chống lụt lội do sông Cửu Long. Ai là người xây công viên bờ sông? Phần lớn do ngân khoản mượn từ Nam Hàn, một quốc gia phát triển mạnh ở Á châu. Nam Hàn giúp đỡ tích cực hơn những “siêu cường” (Pháp, Hoa Kỳ) trước đó.
Trong suốt thời gian Pháp thuộc và ảnh hưởng của người Hoa Kỳ, cả hai quốc gia chưa từng xây một chiếc cầu nào bắc qua sông Cửu Long. Ngày nay có tất cả sáu (6) chiếc cầu, một chiếc ở Thakhet rút ngắn thời gian đi lại, giao thương với Thailand và Việt Nam xuống còn 90 dặm. Ở Thakhet, tôi có thể nhìn qua đất Thailand từ cửa sổ khách sạn cư ngụ, trong khi xem đài truyền hình Việt Nam.
Một buổi sáng ở Vientiane, tôi gặp hội viên xe gắn máy, vào đầy phòng tiếp tân khách sạn “Chúng tôi trên đường đi Malaysia”, một hội viên nhã nhặn trả lời. Một chặng đường khứ hồi 2600 dặm. Một buổi sáng khác ở Louang Phabang, tôi thức giấc vì ngoài đường phố đầy xe cộ mới đến. Xe nào cũng có bảng số Trung Hoa. Khi những tay lái xe gắn máy đến từ Malaysia đi lên hướng bắc, đoàn xe người Hoa phát xuất từ Côn Minh (Kunming) đi về hướng nam. Trước đây khi ngồi trong máy bay cất cánh, hình ảnh hố bom hiện ra trong mắt tôi, bây giờ là một sân đánh golf mới do Nam Hàn xây cất.
Một thành phố hồi sinh
Một thời gian dài trước đây khi tôi đứng bên bờ sông ở Vientiane, tôi băn khoăn trước một câu hỏi mà biết rằng không thể nào trả lời được. Một người Hoa Kỳ như tôi, tưởng rằng có thể chiến thắng trận chiến Việt Nam bằng cách hủy diệt nước Lào? Khi tôi viết bài tường thuật, một cuộc chiến bí mật đang xẩy ra trên nước Lào, được đăng tải hàng đầu trên báo chí thế giới. Sự thật, người Hoa Kỳ đã nhúng tay vào chuyện bên Lào từ những năm 1950, kéo dài đến năm 1974, không bí mật. Bạn cứ hỏi một người dân Lào, chuyện gì đã xẩy ra trên quê hương của họ là đủ. Tất cả những phụ nữ bán hoa sen sáng sớm ở ngoài chợ, những trẻ em  ngoài đường đều biết đến đường mòn HCM, đạo quân bí mật do cơ quan tình báo CIA tài trợ, và cả chuyện phi cơ Hoa Kỳ thả bom nơi có thường dân cư trú. Họ biết luôn chuyện người Hoa Kỳ bí mật liên hệ đến việc mua bán trao đổi nha phiến (opium trade).
Trong năm 1968, năm Tổng Công Kích tết Nguyên Đán trên khắp miền nam Việt Nam, tôi lấy một chiếc taxi từ hạ lưu sông Cửu Long đi lên cao nguyên Bolovens. Khi người lái xe từ chối không chịu đi nữa, tôi lội bộ dưới tiếng gầm thét của phản lực Hoa Kỳ bay ngang qua. Nơi cuối chân trời, dưới rặng cây, tôi trông thấy bóng người ngụy trang. Đó là lần duy nhất trong suốt cuộc chiến, tôi trông thấy người lính Bắc Việt, hoặc phi cơ Hoa Kỳ thả bom. Năm đó tôi 23 tuổi, kiếm tiền bằng cách tìm ra sự thật.
Tại Pakxong, một đồn canh cũ cho chủ đồn điền cà phê người Pháp. Tôi lang thang vào một quán rượu bỏ hoang mà bạn có thể thấy trong phim về lính Lê Dương. Một bức họa trên tường vẽ “Tây Đồn Điền” cùng với một nhóm phụ nữ Lào. Lúc đó, trời đã tối, dấu hiệu duy nhất về sự sống là ánh đèn leo lét phát ra từ một căn nhà nhỏ bên cạnh nhà thờ Pháp. Trong nhà, tôi gặp một tu sĩ người Pháp cụt một chân đang ngồi uống rượu Whiskey, ống chân giả bằng gỗ đặt dựa vào bàn. Ông ta rót rượu cho tôi một ly, đang đọc một bài viết dịch sang tiếng Pháp về “Đoàn Quân Mũ Xanh” (Green Berets – LLĐB). Ông ta hỏi tôi “Trận chiến Việt Nam có giống vậy không?”.
Trong nhiều thập niên, tôi muốn thăm lại Pakxong. Tôi biết vị tu sĩ người Pháp đã không còn ở đó nữa, nhưng cũng không ngờ cả Pakxong cũng “biến” mất. Sau năm 1968, phi cơ B-52 đã trải thảm bom xuống Pakxong hai lần. Chỉ còn lại một góc cháy đen của một tòa nhà.

Vỏ bom được dùng làm cọc cho nhà chơi trẻ em ở XiengKhouang. Năm 2012, một qủa phát nổ làm chết 15 người Lào và bị thương 41 người khác.

Pakxong đã bị tiêu hủy, nhưng sao lần trở về có một sự vui mừng trong tim tôi? Đó là con người - Họ vẫn vui vẻ - bận rộn làm ăn cho cuộc đời tươi đẹp hơn. Như cả nước Lào, Pakxong cũng đang chuyển mình từ bãi chiến trường sang thị trường buôn bán. Nơi đồn bót của người Pháp xưa kia đã biến thành một cái chợ sầm uất, đông đảo kẻ mua người bán. Điều làm tôi thích thú nhất là “Con trâu sắt” (Iron Buffalo). Bạn hãy tưởng tượng, một nông dân Lào, muốn có đủ thứ quảng cáo trên TV nhưng không đủ tiền. Con trâu sắt cho bạn là đủ. Không như trâu thật, con trâu sắt có thể bơm nước cũng như kéo cầy, và nó có thể phát điện sáng nhà bạn. Sự thực đó là một máy tạo ra sức ép để bàn nhỏ, và bạn có thể xử dụng trong nhiều trường hợp. Gắn vào máy bơm nước vào ruộng, máy kéo cầy, kéo xe bò,…
Đó cũng là dịp cho tôi gặp gỡ Lan Keopanya. Anh ta gắn một tay lái (vô lăng) xe Volvo vào con trâu sắt, anh ta nổ máy chạy chiếc xe tự chế (homemade pickup), cho biết ngôi làng nhỏ của anh ta cách chợ Pakxong 12 dặm “chuyến đi mất 4 lít dầu, cũng đáng giá”, nhờ đi lại dễ dàng, anh ta bán được nhiều hàng hơn, cà phê, trái cây, rau qủa, và bán đắt hơn nhờ còn tươi. Hôm đó, Lan Keopanya ra chợ mua tôn plastic về lợp mái cho căn nhà mới. Anh ta hãnh diện khoe, cả sáu người con đều được đi học hoặc sẽ đến trường. Một con đường mới đã được làm đến đầu làng của anh ta. “Chúng tôi hy vọng sẽ có điện trong vòng hai năm tới”. Trước khi từ giã, tôi hỏi anh ta, còn ao ước điều gì nữa? “Chúng tôi cần khai quang, dọn dẹp bom đạn… Nếu xong, tôi có thể phát triển thêm nữa”
Trong thời gian thả bom trên đất Lào, dân tộc thiểu số sống trên vùng đồi núi chịu nhiều thiệt hại nhất. Kết cuộc, cả đôi bên đều bị thiệt hại, bom đạn không phân biệt cộng sản hay không cộng sản, cũng như quân nhân và thường dân, trẻ em. Keay Tcha, 58 tuổi, đã sống 17 năm ở Ban Na Oune, một trại định cư người Hmong gần Louang Phabang kể lại.
Một vấn đề á phiện mới
Một điều không thay đổi ở Lào, khí hậu nóng bức. Cơn khát đồ uống lạnh đưa tôi đến tiệm tạp hóa Khenchan Khamsao trên tuyến đường bắc nam đi Louang Phabang. Trong tiệm có tủ kính chứa nước uông lạnh, nhưng thùng rác mầu xanh mới đáng nói. Thùng rác có chân, bên trong rộng chứa được nhiều rác và có nắp đậy, được biến chế từ cao su, lấy từ vỏ bánh xe cũ.
Cuộc đời người chủ tiệm cũng thoát ra từ nơi bom đạn tàn phá. Bà ta đến từ tỉnh Khammouan trung tâm nước Lào, nơi này vẫn còn nhiều qủa bom chưa được khai quang nên không thể trồng trọt cầy cấy được. Cùng với chồng di chuyển đến khu vực mới này và thành công, cửa tiệm là tầng dưới căn nhà mới của họ. Người chồng tìm được công việc xây cất cách Vangviang 65 dặm về hướng bắc, cả ba người con đều được đi học. Đứa lớn được gửi đi học ở Vientiane.
Khi tôi nói, đi học ở thành phố lớn như Vientiane rất tốt cho việc học, bà ta trả lời “Không phải vậy, bà ta gửi con đi học xa để tránh những tay buôn bán thuốc phiện”. Trận chiến chống ma túy bắt đầu từ năm 1989 với sự tài trợ của Hoa Kỳ để tận diệt vấn đề ma túy. Năm 2006, Lào tuyên bố đã không còn tệ nạn ma túy, như khi đất nước đến giai đoạn mở mang, nền kinh tế phát triển, các loại ma túy như Metham Phetamines xuất hiện trở lại. Quốc gia Lào trở nên một trung tâm chuyển tiếp lớn cho Metham Phetamine, ma túy, và thuốc phiện. Cũng như ở Hoa Kỳ những vùng xa thành phố dễ bị ảnh hưởng nhất.
Sợ hãi những quả bom rơi xuống
Ở Lào, khi nhiệt độ xuống dưới 70 độ (độ F), người ta bắt đầu khoác thêm áo ấm, đội mũ và đốt lò sưởi. Một đêm cuối năm, ba người bạn  trong tỉnh Xiang Khouang đi cắm trại, đêm đó nhiệt độ xuống thấp và họ nhóm lửa để sưởi. Một quả bom nơi họ dựng lều phát nổ giết chết một người tại chỗ, một người khác bị thương nặng. Tôi đi thăm  người bị nhẹ nhất, Yer Herr nơi làng anh sống, người thanh niên 18 tuổi kéo áo đằng sau lên cho tôi xem 19 vết thương do mảnh bom trúng vào lưng.
Trong ngôi làng của Yer, mọi nhà đều có điện, máy truyền hình vệ tinh, mọi người lớn đều có điện thoại di động. Mỗi người Mẹ, người Vợ đều có chồng, anh em trai, em gái chết vì bom đạn Hoa Kỳ sau khi trận chiến kết thúc. Những quả bom đang rơi xuống vẫn còn tái xuất hiện trong giấc mơ của nhiều người. “Tôi sống với nó”.
Chiến tranh tiếp vận
Phi cơ Hoa Kỳ thả xuống tổng cộng 270 triệu qủa bom nhỏ trên đất Lào, nhiều hơn dân số Hoa Kỳ trong cùng thời gian. Thêm 4 triệu quả bom lớn. Trọng lượng bom cao hơn nhiều lần so với trọng lượng tổng số dân chúng Lào. Khoảng thời gian đó, dân Lào khoảng chừng 2 triệu người, mỗi người được “chia” trung bình một tấn bom.
Thường xuyên trong suốt cuộc chiến, Washington tuyên bố “Ngưng thả bom”, nhưng đường dây tiếp vận vũ khí, bom đạn kéo dài 8000 dặm trải dài từ các kho vũ khí ở Hoa Kỳ qua Thái Bình Dương không thể khóa lại đơn giản như lời nói. Do đó nếu quả bom không rơi xuống Việt Nam sẽ chuyển hướng sang Lào. Đó là trận chiến tiếp vận đầu tiên. Thêm một điều nữa, việc sản xuất hàng loạt bom đạn thiếu kiểm soát chất lượng. Có thể lên đến 10% số bom rơi xuống đất không nổ (hay chưa phát nổ).

American University of Nigeria
Department of Computer Science
vđh

PBC Hội Ngộ sưu tầm VDH dịch thuật

No comments:

Post a Comment