Lời Tòa Soạn - Trong
cuốn sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy,” tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã thuật
lại về những cố gắng cuối cùng của ông để vận động Hoa Kỳ chấp nhận đoàn
người Việt di cư. Thoạt đầu, tất cả chỉ có 50,000 người được chính phủ
Mỹ dự định cứu vớt, như nhân viên làm việc tại Tòa Đại Sứ, CIA, Bộ Quốc
Phòng. Ngày
30 tháng 4, 1975 tất cả đều sụp đổ, chỉ may mắn còn một mình ông tại
thủ đô Washington để nói lên những lời cuối cùng của VNCH. Ông tổ chức
một cuộc họp báo tại khách sạn May Flower trên đường Connecticut Avenue.
Tiết lộ 3 (trong 27 văn thư của TT Nixon gửi TT Thiệu) ông đã khiếu nại
tới lương tâm nhân dân Hoa Kỳ về sự phản bội của chính quyền Nixon -
Kissinger. Giới truyền thông loan tin rộng rãi. Quốc Hội hết sức ngỡ
ngàng về sự bất công này nên đã thay đổi hẳn lập trường về việc tiếp
nhận người di cư. Nhìn lại mùa Hè 40 năm trước, ông viết bài này như một
tài liệu về lịch sử di cư cũng như một kỷ niệm cho đoàn người ra đi lớp
đầu.
Một “tờ rơi” (pamphlet) trong năm 1975, cung cấp thông tin về người tị nạn, đặc biệt nhắm đến những người Mỹ muốn bảo trợ. Độc giả muốn có bản copy của tấm pamphlet lịch sử này, vui lòng gởi thư đến Người Việt, kèm theo một phong thư có địa chỉ quý vị và dán tem sẵn.
Sau khi chọn được mô hình, tới việc kiểm tra an ninh. Thủ tục kiểm tra an ninh lúc đầu hết sức phức tạp, đòi hỏi phải thông qua tới năm cơ quan, gồm cả FBI và CIA! Quá trình định cư bị khựng lại. Có ngày ở trại Eglin (Florida), chỉ có ba, bốn người xuất trại. Trong khi đó, số người tới đảo Guam lên tới 50,000, gây ra khó khăn về tiếp tế, nước uống, vệ sinh. “Tôi hy vọng là đảo này không bị chìm xuống biển,” một nhân viên coi trại đã phải phàn nàn. Tại Fort Chaffee có thời điểm cũng đã lên tới 25,000 người.
Thời gian ấy chúng tôi được Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mời cộng tác để hỗ trợ cho chương trình định cư. Tìm địa điểm để thiết lập các trại tiếp cư tạm thời rồi chuyển tiếp tới định cư là một công tác thật khó khăn. Đó là vì bốn lý do: thứ nhất, công việc chuẩn bị những địa điểm tiếp nhận người di cư hầu như không có; thứ hai, đoàn người di cư đã đến quá ào ạt, đột ngột; thứ ba, sự chống đối của nhân dân địa phương vào lúc ban đầu; và thứ tư, hoàn cảnh kinh tế Mỹ khó khăn: lạm phát cao, thất nghiệp cao, ngân sách thâm thụt nặng nề. Vào lúc đó, gần 9% lao động Mỹ, tức là có tới 8 triệu người thất nghiệp. Đối với lao động các sắc tộc thiểu số, mức thất nghiệp còn cao hơn gấp hai, gấp ba lần. Người Mỹ rất lo ngại về việc người tị nạn sẽ vào cạnh tranh công ăn việc làm với họ.
Cho nên, Đại sứ Dean Brown, người được ủy thác trách nhiệm điều khiển chương trình định cư đã làm hai việc: thứ nhất, kêu gọi các quốc gia thân hữu dung nạp một số di dân, dẫn đến việc các nước như Canada, Úc, Ý, Argentine, Brazil, Chile tiếp nhận 25,000 người. Thứ hai, tại Mỹ, ông tuyên bố thật rõ ràng là toàn bộ người di cư sẽ được phân bố ra khắp nơi, và “Không có địa phương nào sẽ bị tràn ngập bởi số người tị nạn.” Sau Camp Pendleton (miền Tây), Fort Chaffee (miền Trung Nam) và Eglin Air Force Base (miền Nam), bây giờ cần tìm một trại ở miền Đông cho tổng số còn lại là 22,000 người cuối cùng phải rời khỏi những trại tạm trú ở đảo Guam và một vài nơi khác.
Khi tới Fort Indiantown Gap, một căn cứ huấn luyện quân sự đã bỏ trống, chúng tôi thấy một khung cảnh thôn dã, hoang vu, nằm ngay gần kề dẫy núi Blue Mountains thơ mộng. Nơi đây lại có một cái “lỗ hổng” thật lớn giữa hai quả núi hiện lên bầu trời. Chúng tôi hết sức ấn tượng vì thấy nó vẽ ra được hình ảnh của quãng đời bị đứt khúc, một ý niệm đang sôi động trong tâm trí chúng tôi lúc ấy cũng như của bao nhiêu đồng hương vừa chân ướt, chân ráo tới Hoa Kỳ. Tên “Indiantown” phát xuất từ tên gọi những thôn xóm người da đỏ thuộc bộ lạc Susquehannock đã sinh sống tại vùng lân cận từ trên ba ngàn năm trước. Sau khi người Mỹ đến lập quốc, người Susquehannock thường đi qua khoảng trũng ở dẫy núi nàynhư là một lối tắt để tới Shomakin, một tỉnh lỵ nhỏ xíu của Pensylvania để mua sắm quần áo và đồ tiêu dùng. Chúng tôi lại chợt nghĩ: cái địa thế, phong thủy này cũng sẽ là một ngõ tắt để đoàn người di cư đi vào miền đất mới.
Tại Bộ Quốc Phòng, có một vài địa điểm khác được đề nghị như Camp Pickett (Virginia), nhưng chúng tôi một mực đề nghị Fort Indiantown Gap vì ngoài yếu tố tâm lý, nó lại gần kề thủ đô Washington. Gần Bộ An Sinh Xã Hội của chính phủ trung ương thì có cái lợi là dễ bề được cứu trợ. Gần thủ đô thì lại bớt bị kỳ thị. Sau cùng, với sự ủng hộ của ông Von Marbod, đề nghị của chúng tôi được chấp nhận.
Ngày 13 tháng 6, 1975, tổng số là 15,019 người di cư cuối cùng đã nhập trại. Bà con tương đối cảm thấy phấn khởi, dễ chịu: phong cảnh đồi núi hữu tình, tiếp đón khá nồng hậu, ăn uống, giải trí (chiếu những phim vui như The Sounds of Music vào buối tối) tương đối là chu đáo hơn ba trại kia, vì Ban Điều Hành đã thu lượm được những nhiều kinh nghiệm.
Xuất trại
Ở tất cả 4 trại, ai nấy cũng chỉ mong muốn một điều: làm sao để được xuất trại cho nhanh để lập lại cuộc đời. Ban quản lý các trại đánh điện về trung ương trình bày tình trạng xuất trại quá chậm trễ. Để giải quyết vấn đề, Sở Di Trú bắt đầu miễn thủ tục kiểm tra cho hai đối tượng: các trẻ em dưới 17 tuổi, và những người làm việc cho các cơ quan Hoa Kỳ lúc trước cùng với gia đình và họ hàng của họ. Sau đó, từng bước một, đã nới lỏng thủ tục cho tất cả những người khác.
Để giúp việc xuất trại cho nhanh, chúng tôi cùng với ông Von Marbod đề nghị một kế hoạch lên Ủy Ban Đặc Trách Liên Bộ Đông Dương do bà Julia Vadala Taft làm chủ tịch. Vào ngày 23 tháng 6, số người di cư còn lại trong tất cả 4 trại là 88,392 người. Dự phóng đặt ra hai khả năng: nếu giúp xuất trại được 700 người/ngày thì khoảng cuối tháng 10 là ra hết. Nếu chậm hơn, chỉ xuất trại 400 người/ngày thì phải tới cuối tháng 1 năm 1976 mới đóng cửa trại. Sau cùng, mức xuất trại trung bình là khoảng 600/ngày và tới tháng 12, 1975 thì việc xuất trại coi như đã kết thúc. Sự chậm trễ của việc xuất trại một phần là vì chính quyền địa phương vẫn lo ngại việc định cư sẽ là gánh nặng cho ngân sách.
Chúng tôi có tham gia nhiều buổi họp để trình bày ý chí cương quyết và khả năng “self sufficiency” của người tỵ nạn. Luận cứ ăn khách nhất là khi chúng tôi nói đến sự thành công lớn lao của việc định cư gần một triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954. Tuy là hai hoàn cảnh khác hẳn nhau, nhưng đoàn người từ miền Bắc cũng vào Nam cũng với hai bàn tay trắng, cũng vào ồ ạt, không chuẩn bị trước, kinh tế miền Nam sau cuộc chiến lâu dài cũng thật khó khăn. Nhưng với sự cứu trợ của Hoa Kỳ lúc đầu, chỉ sau một năm thì phần đông người di cư đã đi tới chỗ tự túc tự cường, và còn đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế miền Nam.
Tìm nhà bảo lãnh
Chính phủ quy định là mỗi người di cư đều cần có nhà bảo lãnh thì mới được xuất trại. Nhưng ngoài các hội từ thiện, tìm nhà bảo lãnh tư nhân thì không phải là dễ vì điều kiện đặt ra hơi khó khăn:
“Người bảo lãnh phải cung cấp thức ăn, quần áo, chỗ ở, chăm sóc y tế, tiền tiêu vặt cho cho đến khi người tị nạn có thể tự cung tự cấp. Các nhà tài trợ cũng phải giúp người tị nạn trong việc tìm kiếm công ăn việc làmvà ghi danh cho trẻ em đi học”
[The sponsor must provide food, clothing, shelter, medical care, pocket-money until such time as the refugees attain self sufficiency. The sponsor must also assist refugees in finding employment and enrolling the children in school].
Như vậy là có ba vấn đề: thứ nhất, trách nhiệm về tinh thần: tuy không ràng buộc nhưng làm cho nhiều người Mỹ có ý định tham gia nhưng đã khựng lại; thứ hai, chính phủ không giúp nhà bảo trợ tư nhân một phần tài chính nào cả; và thứ ba, “uncertainty”: nhà bảo trợ không biết thời gian bảo trợ là bao lâu vì không thể định trước được là bao giờ người di cư mới tới chỗ “self-sufficiency,” bao giờ mới tìm được công ăn việc làm trong khi nạn thất nghiệp đang hoành hành?
Ngày 24 tháng 7, 1975 Quốc Hội yêu cầu bà Julia Taft, giám đốc Ủy Ban Định Cư Đông Dương (Indochina Task Force) lên điều trần về gánh nặng cho ngân sách trung ương và địa phương do hậu quả của công việc cứu trợ. Bà Taft đã hùng hồn biện hộ rằng, “Những lo ngại ban đầu của chúng ta về vấn đề công ăn việc làm cho số người di cư đã là không có căn bản.”
Để giúp cho bà Taft có thêm dữ kiện tranh đấu cho vấn đề này, chúng tôi đã cùng một số anh em trong Bộ Kế Hoạch (như các anh Nguyễn Mạnh Hùng, Cung Tiến) làm một khảo sát nhắm vào nhóm người tị nạn vùng thủ đô Washington và lân cận. Ngày mồng 2 tháng 9, 1975, chúng tôi gửi toàn bộ nghiên cứu tới bà Taft:
Thưa Bà Taft,
“Khởi đầu, chúng tôi vui mừng thông báo là kết quả cuộc điều tra của chúng tôi có chiều hướng chứng minh những điểm Bà đã trình bày trước Ủy Ban Di Trú Thượng Viện ngày 24 tháng 7 là xác đáng. Thí dụ như về điểm bà nói tới “mối lo ngại ban đầu về vấn đề công ăn việc làm (như là thất học hay khó khăn về hòa nhập) đã là không có căn bản.”
Điều tra của chúng tôi cũng chứng minh là đoàn người di cư đang tha thiết để có thể sớm đóng góp vào cho xã hội và nền kinh tế Hoa Kỳ.
Ngoài ra, nó còn cho thấy vấn đề khó khăn làm chậm lại công tác định cư là do yếu tố kinh tế: đó là vấn đề thất nghiệp hiện nay chứ không phải là do những trở ngại về hành chánh hay tổ chức của những cơ quan lo về định cư...
Trân trọng
Nguyễn Tiến Hưng
Chúng tôi viết như vậy là vì ủy ban của Bà lúc đó đang bị chỉ trích là làm việc không hữu hiệu, thủ tục hành chính rườm rà. Bà rất cần nhiều sự ủng hộ để hoàn thành trách nhiệm.
Nhận được tài liệu này, bà Taft phúc đáp:
Ủy Ban Liên Bộ Định Cư Đông DươngBộ Ngoại GiaoNgày 6 tháng 10, 1975,
Thưa Giáo sư Hưng,
“Với sự quan tâm, tôi đã đọc tài liệu nghiên cứu của Giáo sư và đã yêu cầu các thành viên Ủy Ban của tôi xem xét nó cho thật kỹ trong công tác đánh giá về chất lượng và hiệu quả những cố gắng của chúng tôi trong công cuộc định cư.
“Ngoài ra tôi cũng đã chuyển một bản sao nghiên cứu của Giáo sư sang bên bộ Giáo Dục và An Sinh (HEW) là nơi một Ủy Ban Đặc Nhiệm về di tản cũng đã được thành lập...”
Trân trọng
Julia Vadala TaftGiám Đốc
Giã từ Indiantown Gap
Tâm lý người Mỹ là khi hành động thì luôn luôn dựa vào những cuộc điều tra. Cho nên chúng tôi lại gợi ý để cơ quan Dịch Vụ Cộng Đồng của tiểu bang Pensylvania (Community Services of Pensylvania - CSP) làm một “survey” về hình ảnh đoàn người ở trại Fort Indiantown Gap và in ra một tờ rơi để trả lời một số câu hỏi giúp làm yên lòng các nhà bảo trợ.
Sau đây là kết quả:
- Tỷ lệ nam và nữ: 60% nam, 40% nữ;
- Mỗi gia đình: từ 2 tới 11 người; trung bình là 5 người.
- Học vấn:
Sau đại học: 3.2%;
Đại học: 21.9%
Trung học: 54.2%
Tiểu học: 17.1%
Không đi học bao giờ: 3.5%
Như vậy, trình độ giáo dục tương đối là cao, chắc chắn sẽ tự túc thật sớm và sẽ đóng góp cho xã hội Hoa Kỳ.
Để giảm thiểu sự lo ngại của nhiều địa phương Mỹ về vấn đề ảnh hưởng tới công ăn việc làm, nhiều người cũng đã nghĩ đến thành lập một số khu vực hay làng xóm riêng cho người Việt Nam. Tại trại Indiantown Gap, có hai đề nghị tiên khởi. phó tư lệnh, Đại Tá Robert Travis viết cho chúng tôi:
Ngày 14 tháng 7, 1975
“Thưa Tiến Sĩ Hưng,
”Kèm theo đây là bản sao về một quan niệm đối với vấn đề bảo lãnh người di tản trong một cộng đồng. Như chúng ta đã bàn trong chuyến viếng thăm mới đây của tiến sĩ, tôi thấy có hai khả năng: một là theo tài liệu đính kèm, và hai là một đề nghị của đại học Bucknell. Tuy cả hai đều giống nhau về bản chất, đề nghị Bucknell thiên về nông nghiệp và đề nghị đảo Wallops hướng về kỹ nghệ;
“Tôi yêu cầu giáo sư giúp theo đuổi những ý kiến này...”
Trân trọng
Robert L. Travis
Phó Tư Lệnh
Đề nghị của đại học Bucknell là giúp định cư 2,000 người Việt Nam trên 10,000 mẫu đất trang trại ở tiểu bang Pennsylvania. Cộng đồng này sẽ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp,và sẽ có thể tự thiết lập cơ cấu xã hội, hành chánh riêng, theo như luật pháp Hoa Kỳ. Đề nghị thứ hai là định cư từ 500 tới 1,000 người tại một khu đã có sẵn nhà ở (các căn hộ từ 1 tới 3 phòng ngủ), thuộc Bộ Y tế, Giáo Dục và An sinh (HEW), ở sát cạnh Đảo Wallops, tiểu bang Virginia. Kỹ nghệ hải sản ở đây phát triển rất mạnh.
Nhiều người cho rằng với sự quây quần giữa đồng hương, cùng một văn hóa, ngôn ngữ, thói quen, tập quán thì dễ sinh hoạt (giống như những khu vực dành cho người da đỏ). Tuy nhiên chúng tôi lại suy nghĩ khác. Nếu như ta sinh hoạt chung với nhau, thiết lập “County” theo mô hình của Hoa Kỳ chẳng hạn, thì có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế vào lúc ấy. Vì chưa có thể giao lưu dễ dàng với người Mỹ thì ta giao lưu với nhau. Đời sống về tình cảm chắc chắn là tốt đẹp hơn là phải sống rải rác, cô đơn ở nhiều nơi xa xôi.
Tuy nhiên, không giống như cộng đồng người Việt ngày nay ở Bolsa, San Jose, Virgina, Pensylvania: nếu như lúc ấy đoàn người mà phần đông thuộc diện “bốn không” (không nhà cửa, không tiền bạc, không tiếng Anh, không nghề chuyên môn) lại quây quần với nhau để sinh sống, dựa trên nghề nông, chế biến nông phẩm, sản phẩm tiêu dùng (bằng sức người) như nhiều người đề nghị thì chúng tôi cho rằng về lâu về dài sẽ không có lợi vì sẽ rất chậm phát triển cho cộng đồng. Dù khó khăn biết mấy, ta vẫn phải đi lối tắt (đi qua cái “gap”) để hội nhập vào “main stream” hay dòng nước chính của con sông. Chắc chắn người Việt sẽ nhập giang tùy khúc,đáo gia tùy tục,” sẽ hội nhập rất nhanh. Đó là những lý luận chúng tôi đưa ra khi họp ở trung ương và đã được chấp nhận. Và đoàn người từ bốn trại tiếp cư đã được sắp xếp để có thể lập nghiệp rải rác khắp nơi. Riêng đoàn người từ “Trại Tiếp Cư Cuối Cùng” thì phần đông đã định cư ở tiểu bang Pensylvania và những khu vực lân cận. Tại trại này lại có một tình huống khá thuận lợi, một cái không hay lại trở thành cái hay: đó là vì Fort Indiantown Gap bị bỏ trống khá lâu nên hệ thống sưởi ấm hầu như không còn nữa! Vậy thì mùa đông sắp tới phải làm sao đây? Yếu tố này lại chính là động lực làm tăng gia nỗ lực giúp xuất trại: các Cơ Quan Thiện Nguyện cùng với Ủy Ban Liên Bộ đã cố gắng tối đa, cho nên đến cuối tháng 10, khi “chiều chưa đi màn đêm rơi xuống” thì việc xuất trại cũng được coi như đã hoàn thành.
Kinh nghiệm thành công của Fort Indiantown Gap đã được sử dụng để tiếp nhận đoàn người di cư từ Cuba vào năm 1980 (sau những đoàn bắt đầu từ năm 1960). Tất cả là 8,000 người Cuban đã nhập trại. Họ hô to “Viva Carter” và đặt tên cho trại này là“Freedom City.” Ngày nay trại đã được tân trang rất đẹp và trở thành một trại huấn luyện quân sự hiện đại. Trong một tương lai không xa, rất có thể là một phần của trại này cũng sẽ được sử dụng để tiếp nhận những đoàn người di cư khác từ Iraq và Afghanistan khi quân đội Mỹ triệt thoái hoàn toàn khỏi những xứ này.
Sau khi xuất trại, đoàn người Việt đã hội nhập thành công vào miền đất mới. Họ đã san bằng được lỗ hổng thật sâu ấy của cuộc đời. Và ngày nay thì cái hình ảnh phải xếp hàng để đi tiếp nhận cứu trợ cũng đã nhạt nhòa trong tâm trí mọi người. Tuy nhiên, cái lỗ hổng “GAP" của dãy núi Blue Mountains ở Indiantown Gap vẫn tiếp tục hiện lên thật rõ dưới chân trời rực rỡ vào lúc hoàng hôn, đem lại cho chúng ta bao nhiêu kỷ niệm khi bị rơi vào chỗ trũng của dĩ vãng.
Nhìn vào hiện tại cũng như tương lai, “Trại Tiếp Cư Cuối Cùng” với cái tên GAP còn nhắc nhở cho chúng ta rằng: dù đã xuất trại, vẫn còn có những lỗ hổng cứ tiếp tục theo ta.Thí dụ như ông bà, cha mẹ dù chỉ trang bị với “bốn cái không” (không nhà cửa, không tiền bạc, không tiếng Anh, không nghề nghiệp chuyên môn) nhưng đã vất vả, lam lũ nuôi cho con cháu ăn học. Ngày nay thì con cháu đã được trang bị với “bốn cái có.” Nhưng chính sự khác biệt lớn lao ấy, giữa cái 'không' với cái 'có'cũng đã là một cái GAP lớn lao, vì hậu quả của nó luôn thể hiện ra trong đời sống hằng ngày của bao nhiêu gia đình. Nó phản ảnh qua tư tưởng, cử chỉ, hành vi và thái độ của con cháu đối với ông bà cha mẹ, làm dán đoạn đời sống nếp nang, hiếu đễ, tình cảm của hệ thống gia đình cổ truyền từ xa xưa.
Cho nên, điều cần thiết là ta phải luôn luôn chuẩn bị tinh thần để cố gắng vượt qua được những chỗ trũng khác nữa của cuộc đời con người trên cõi trần gian này.
Nguyễn Tiến Hưng
Một “tờ rơi” (pamphlet) trong năm 1975, cung cấp thông tin về người tị nạn, đặc biệt nhắm đến những người Mỹ muốn bảo trợ. Độc giả muốn có bản copy của tấm pamphlet lịch sử này, vui lòng gởi thư đến Người Việt, kèm theo một phong thư có địa chỉ quý vị và dán tem sẵn.
(Hình: Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng cung cấp)
***
Chiếc xe từ từ
lăn bánh, chúng tôi rời phi trường Harrisburg đi về khu vực nông thôn ở
quận Lebanon, tiểu bang Pennsylvania. Xa xa là miền đồi núi trùng trùng
điệp điệp. “Anh thấy dẫy núi này đẹp không?”ông Von Marbod (phụ tá bộ
trưởng Quốc Phòng, đặc trách thiết lập các trại tiếp cư) hỏi chúng tôi.
Nhìn về phía tay ông chỉ, chúng tôi thấy ngay một dẫy núi thật đẹp hiện
lên ở cuối chân trời. Mà sao nó lại đứt khúc, có một khoảng trũng ngay ở
giữa, trông giống như một lỗ hổng thật lớn, tiếng Anh gọi là cái “gap”
(vì vậy, cho nên tên gọi là Indiantown Gap). Đây là một địa điểm có một
căn cứ huấn luyện quân sự bỏ trống, chúng tôi đến xem xét mức độ khả thi
để thiết lập trại tiếp cư cuối cùng. Cuối cùng là vì theo kế hoạch thì
ban đầu chỉ có Camp Pendleton, tạm đủ cho khoảng 50,000 được chọn. Sau
cuộc họp báo của chúng tôi vào ngày 30 tháng 4, Quốc Hội đã chuẩn chi
$405 triệu cho mục tiêu này (ta nhớ lại là trước đó, VNCH chỉ yêu cầu có
$300 triệu để mua tiếp liệu nhưng cũng bị từ chối). Với ngân khoản khá
lớn này, công tác đầu tiên là chọn một mô hình định cư. Phương thức định
cư đoàn người di cư Hungary được đề nghị. Năm 1956, sau cuộc nổi dậy
của nhân dân Hung bị đè bẹp, ngày 12 tháng 12, Tổng Thống Eisenhower cho
thành lập một Ủy Ban Liên Bộ để điều hợp các hoạt động định cư. Chính
phủ nghĩ ngay tới các Cơ Quan Thiện Nguyện (VOLAG) và kêu gọi họ đóng
vai chính yếu trong công tác này. Trong hai năm 1956-1957, có 30,701
người Hung được định cư tốt đẹp.
Tất cả có chín Cơ Quan Thiện Nguyện tham gia định cư người Việt.
Những tổ chức này đã cố gắng hoạt động và phải chi tiêu trung bình là từ
$2,500 USD tới $3,000 USD để định cư mỗi gia đình. Trong khoản này,
phần của chính phủ tài trợ chỉ là $500 USD.Sau khi chọn được mô hình, tới việc kiểm tra an ninh. Thủ tục kiểm tra an ninh lúc đầu hết sức phức tạp, đòi hỏi phải thông qua tới năm cơ quan, gồm cả FBI và CIA! Quá trình định cư bị khựng lại. Có ngày ở trại Eglin (Florida), chỉ có ba, bốn người xuất trại. Trong khi đó, số người tới đảo Guam lên tới 50,000, gây ra khó khăn về tiếp tế, nước uống, vệ sinh. “Tôi hy vọng là đảo này không bị chìm xuống biển,” một nhân viên coi trại đã phải phàn nàn. Tại Fort Chaffee có thời điểm cũng đã lên tới 25,000 người.
Thời gian ấy chúng tôi được Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mời cộng tác để hỗ trợ cho chương trình định cư. Tìm địa điểm để thiết lập các trại tiếp cư tạm thời rồi chuyển tiếp tới định cư là một công tác thật khó khăn. Đó là vì bốn lý do: thứ nhất, công việc chuẩn bị những địa điểm tiếp nhận người di cư hầu như không có; thứ hai, đoàn người di cư đã đến quá ào ạt, đột ngột; thứ ba, sự chống đối của nhân dân địa phương vào lúc ban đầu; và thứ tư, hoàn cảnh kinh tế Mỹ khó khăn: lạm phát cao, thất nghiệp cao, ngân sách thâm thụt nặng nề. Vào lúc đó, gần 9% lao động Mỹ, tức là có tới 8 triệu người thất nghiệp. Đối với lao động các sắc tộc thiểu số, mức thất nghiệp còn cao hơn gấp hai, gấp ba lần. Người Mỹ rất lo ngại về việc người tị nạn sẽ vào cạnh tranh công ăn việc làm với họ.
Cho nên, Đại sứ Dean Brown, người được ủy thác trách nhiệm điều khiển chương trình định cư đã làm hai việc: thứ nhất, kêu gọi các quốc gia thân hữu dung nạp một số di dân, dẫn đến việc các nước như Canada, Úc, Ý, Argentine, Brazil, Chile tiếp nhận 25,000 người. Thứ hai, tại Mỹ, ông tuyên bố thật rõ ràng là toàn bộ người di cư sẽ được phân bố ra khắp nơi, và “Không có địa phương nào sẽ bị tràn ngập bởi số người tị nạn.” Sau Camp Pendleton (miền Tây), Fort Chaffee (miền Trung Nam) và Eglin Air Force Base (miền Nam), bây giờ cần tìm một trại ở miền Đông cho tổng số còn lại là 22,000 người cuối cùng phải rời khỏi những trại tạm trú ở đảo Guam và một vài nơi khác.
Khi tới Fort Indiantown Gap, một căn cứ huấn luyện quân sự đã bỏ trống, chúng tôi thấy một khung cảnh thôn dã, hoang vu, nằm ngay gần kề dẫy núi Blue Mountains thơ mộng. Nơi đây lại có một cái “lỗ hổng” thật lớn giữa hai quả núi hiện lên bầu trời. Chúng tôi hết sức ấn tượng vì thấy nó vẽ ra được hình ảnh của quãng đời bị đứt khúc, một ý niệm đang sôi động trong tâm trí chúng tôi lúc ấy cũng như của bao nhiêu đồng hương vừa chân ướt, chân ráo tới Hoa Kỳ. Tên “Indiantown” phát xuất từ tên gọi những thôn xóm người da đỏ thuộc bộ lạc Susquehannock đã sinh sống tại vùng lân cận từ trên ba ngàn năm trước. Sau khi người Mỹ đến lập quốc, người Susquehannock thường đi qua khoảng trũng ở dẫy núi nàynhư là một lối tắt để tới Shomakin, một tỉnh lỵ nhỏ xíu của Pensylvania để mua sắm quần áo và đồ tiêu dùng. Chúng tôi lại chợt nghĩ: cái địa thế, phong thủy này cũng sẽ là một ngõ tắt để đoàn người di cư đi vào miền đất mới.
Tại Bộ Quốc Phòng, có một vài địa điểm khác được đề nghị như Camp Pickett (Virginia), nhưng chúng tôi một mực đề nghị Fort Indiantown Gap vì ngoài yếu tố tâm lý, nó lại gần kề thủ đô Washington. Gần Bộ An Sinh Xã Hội của chính phủ trung ương thì có cái lợi là dễ bề được cứu trợ. Gần thủ đô thì lại bớt bị kỳ thị. Sau cùng, với sự ủng hộ của ông Von Marbod, đề nghị của chúng tôi được chấp nhận.
Ngày 13 tháng 6, 1975, tổng số là 15,019 người di cư cuối cùng đã nhập trại. Bà con tương đối cảm thấy phấn khởi, dễ chịu: phong cảnh đồi núi hữu tình, tiếp đón khá nồng hậu, ăn uống, giải trí (chiếu những phim vui như The Sounds of Music vào buối tối) tương đối là chu đáo hơn ba trại kia, vì Ban Điều Hành đã thu lượm được những nhiều kinh nghiệm.
Xuất trại
Ở tất cả 4 trại, ai nấy cũng chỉ mong muốn một điều: làm sao để được xuất trại cho nhanh để lập lại cuộc đời. Ban quản lý các trại đánh điện về trung ương trình bày tình trạng xuất trại quá chậm trễ. Để giải quyết vấn đề, Sở Di Trú bắt đầu miễn thủ tục kiểm tra cho hai đối tượng: các trẻ em dưới 17 tuổi, và những người làm việc cho các cơ quan Hoa Kỳ lúc trước cùng với gia đình và họ hàng của họ. Sau đó, từng bước một, đã nới lỏng thủ tục cho tất cả những người khác.
Để giúp việc xuất trại cho nhanh, chúng tôi cùng với ông Von Marbod đề nghị một kế hoạch lên Ủy Ban Đặc Trách Liên Bộ Đông Dương do bà Julia Vadala Taft làm chủ tịch. Vào ngày 23 tháng 6, số người di cư còn lại trong tất cả 4 trại là 88,392 người. Dự phóng đặt ra hai khả năng: nếu giúp xuất trại được 700 người/ngày thì khoảng cuối tháng 10 là ra hết. Nếu chậm hơn, chỉ xuất trại 400 người/ngày thì phải tới cuối tháng 1 năm 1976 mới đóng cửa trại. Sau cùng, mức xuất trại trung bình là khoảng 600/ngày và tới tháng 12, 1975 thì việc xuất trại coi như đã kết thúc. Sự chậm trễ của việc xuất trại một phần là vì chính quyền địa phương vẫn lo ngại việc định cư sẽ là gánh nặng cho ngân sách.
Chúng tôi có tham gia nhiều buổi họp để trình bày ý chí cương quyết và khả năng “self sufficiency” của người tỵ nạn. Luận cứ ăn khách nhất là khi chúng tôi nói đến sự thành công lớn lao của việc định cư gần một triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954. Tuy là hai hoàn cảnh khác hẳn nhau, nhưng đoàn người từ miền Bắc cũng vào Nam cũng với hai bàn tay trắng, cũng vào ồ ạt, không chuẩn bị trước, kinh tế miền Nam sau cuộc chiến lâu dài cũng thật khó khăn. Nhưng với sự cứu trợ của Hoa Kỳ lúc đầu, chỉ sau một năm thì phần đông người di cư đã đi tới chỗ tự túc tự cường, và còn đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế miền Nam.
Tìm nhà bảo lãnh
Chính phủ quy định là mỗi người di cư đều cần có nhà bảo lãnh thì mới được xuất trại. Nhưng ngoài các hội từ thiện, tìm nhà bảo lãnh tư nhân thì không phải là dễ vì điều kiện đặt ra hơi khó khăn:
“Người bảo lãnh phải cung cấp thức ăn, quần áo, chỗ ở, chăm sóc y tế, tiền tiêu vặt cho cho đến khi người tị nạn có thể tự cung tự cấp. Các nhà tài trợ cũng phải giúp người tị nạn trong việc tìm kiếm công ăn việc làmvà ghi danh cho trẻ em đi học”
[The sponsor must provide food, clothing, shelter, medical care, pocket-money until such time as the refugees attain self sufficiency. The sponsor must also assist refugees in finding employment and enrolling the children in school].
Như vậy là có ba vấn đề: thứ nhất, trách nhiệm về tinh thần: tuy không ràng buộc nhưng làm cho nhiều người Mỹ có ý định tham gia nhưng đã khựng lại; thứ hai, chính phủ không giúp nhà bảo trợ tư nhân một phần tài chính nào cả; và thứ ba, “uncertainty”: nhà bảo trợ không biết thời gian bảo trợ là bao lâu vì không thể định trước được là bao giờ người di cư mới tới chỗ “self-sufficiency,” bao giờ mới tìm được công ăn việc làm trong khi nạn thất nghiệp đang hoành hành?
Ngày 24 tháng 7, 1975 Quốc Hội yêu cầu bà Julia Taft, giám đốc Ủy Ban Định Cư Đông Dương (Indochina Task Force) lên điều trần về gánh nặng cho ngân sách trung ương và địa phương do hậu quả của công việc cứu trợ. Bà Taft đã hùng hồn biện hộ rằng, “Những lo ngại ban đầu của chúng ta về vấn đề công ăn việc làm cho số người di cư đã là không có căn bản.”
Để giúp cho bà Taft có thêm dữ kiện tranh đấu cho vấn đề này, chúng tôi đã cùng một số anh em trong Bộ Kế Hoạch (như các anh Nguyễn Mạnh Hùng, Cung Tiến) làm một khảo sát nhắm vào nhóm người tị nạn vùng thủ đô Washington và lân cận. Ngày mồng 2 tháng 9, 1975, chúng tôi gửi toàn bộ nghiên cứu tới bà Taft:
Thưa Bà Taft,
“Khởi đầu, chúng tôi vui mừng thông báo là kết quả cuộc điều tra của chúng tôi có chiều hướng chứng minh những điểm Bà đã trình bày trước Ủy Ban Di Trú Thượng Viện ngày 24 tháng 7 là xác đáng. Thí dụ như về điểm bà nói tới “mối lo ngại ban đầu về vấn đề công ăn việc làm (như là thất học hay khó khăn về hòa nhập) đã là không có căn bản.”
Điều tra của chúng tôi cũng chứng minh là đoàn người di cư đang tha thiết để có thể sớm đóng góp vào cho xã hội và nền kinh tế Hoa Kỳ.
Ngoài ra, nó còn cho thấy vấn đề khó khăn làm chậm lại công tác định cư là do yếu tố kinh tế: đó là vấn đề thất nghiệp hiện nay chứ không phải là do những trở ngại về hành chánh hay tổ chức của những cơ quan lo về định cư...
Trân trọng
Nguyễn Tiến Hưng
Chúng tôi viết như vậy là vì ủy ban của Bà lúc đó đang bị chỉ trích là làm việc không hữu hiệu, thủ tục hành chính rườm rà. Bà rất cần nhiều sự ủng hộ để hoàn thành trách nhiệm.
Nhận được tài liệu này, bà Taft phúc đáp:
Ủy Ban Liên Bộ Định Cư Đông DươngBộ Ngoại GiaoNgày 6 tháng 10, 1975,
Thưa Giáo sư Hưng,
“Với sự quan tâm, tôi đã đọc tài liệu nghiên cứu của Giáo sư và đã yêu cầu các thành viên Ủy Ban của tôi xem xét nó cho thật kỹ trong công tác đánh giá về chất lượng và hiệu quả những cố gắng của chúng tôi trong công cuộc định cư.
“Ngoài ra tôi cũng đã chuyển một bản sao nghiên cứu của Giáo sư sang bên bộ Giáo Dục và An Sinh (HEW) là nơi một Ủy Ban Đặc Nhiệm về di tản cũng đã được thành lập...”
Trân trọng
Julia Vadala TaftGiám Đốc
Giã từ Indiantown Gap
Tâm lý người Mỹ là khi hành động thì luôn luôn dựa vào những cuộc điều tra. Cho nên chúng tôi lại gợi ý để cơ quan Dịch Vụ Cộng Đồng của tiểu bang Pensylvania (Community Services of Pensylvania - CSP) làm một “survey” về hình ảnh đoàn người ở trại Fort Indiantown Gap và in ra một tờ rơi để trả lời một số câu hỏi giúp làm yên lòng các nhà bảo trợ.
Sau đây là kết quả:
- Tỷ lệ nam và nữ: 60% nam, 40% nữ;
- Mỗi gia đình: từ 2 tới 11 người; trung bình là 5 người.
- Học vấn:
Sau đại học: 3.2%;
Đại học: 21.9%
Trung học: 54.2%
Tiểu học: 17.1%
Không đi học bao giờ: 3.5%
Như vậy, trình độ giáo dục tương đối là cao, chắc chắn sẽ tự túc thật sớm và sẽ đóng góp cho xã hội Hoa Kỳ.
Để giảm thiểu sự lo ngại của nhiều địa phương Mỹ về vấn đề ảnh hưởng tới công ăn việc làm, nhiều người cũng đã nghĩ đến thành lập một số khu vực hay làng xóm riêng cho người Việt Nam. Tại trại Indiantown Gap, có hai đề nghị tiên khởi. phó tư lệnh, Đại Tá Robert Travis viết cho chúng tôi:
Ngày 14 tháng 7, 1975
“Thưa Tiến Sĩ Hưng,
”Kèm theo đây là bản sao về một quan niệm đối với vấn đề bảo lãnh người di tản trong một cộng đồng. Như chúng ta đã bàn trong chuyến viếng thăm mới đây của tiến sĩ, tôi thấy có hai khả năng: một là theo tài liệu đính kèm, và hai là một đề nghị của đại học Bucknell. Tuy cả hai đều giống nhau về bản chất, đề nghị Bucknell thiên về nông nghiệp và đề nghị đảo Wallops hướng về kỹ nghệ;
“Tôi yêu cầu giáo sư giúp theo đuổi những ý kiến này...”
Trân trọng
Robert L. Travis
Phó Tư Lệnh
Đề nghị của đại học Bucknell là giúp định cư 2,000 người Việt Nam trên 10,000 mẫu đất trang trại ở tiểu bang Pennsylvania. Cộng đồng này sẽ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp,và sẽ có thể tự thiết lập cơ cấu xã hội, hành chánh riêng, theo như luật pháp Hoa Kỳ. Đề nghị thứ hai là định cư từ 500 tới 1,000 người tại một khu đã có sẵn nhà ở (các căn hộ từ 1 tới 3 phòng ngủ), thuộc Bộ Y tế, Giáo Dục và An sinh (HEW), ở sát cạnh Đảo Wallops, tiểu bang Virginia. Kỹ nghệ hải sản ở đây phát triển rất mạnh.
Nhiều người cho rằng với sự quây quần giữa đồng hương, cùng một văn hóa, ngôn ngữ, thói quen, tập quán thì dễ sinh hoạt (giống như những khu vực dành cho người da đỏ). Tuy nhiên chúng tôi lại suy nghĩ khác. Nếu như ta sinh hoạt chung với nhau, thiết lập “County” theo mô hình của Hoa Kỳ chẳng hạn, thì có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế vào lúc ấy. Vì chưa có thể giao lưu dễ dàng với người Mỹ thì ta giao lưu với nhau. Đời sống về tình cảm chắc chắn là tốt đẹp hơn là phải sống rải rác, cô đơn ở nhiều nơi xa xôi.
Tuy nhiên, không giống như cộng đồng người Việt ngày nay ở Bolsa, San Jose, Virgina, Pensylvania: nếu như lúc ấy đoàn người mà phần đông thuộc diện “bốn không” (không nhà cửa, không tiền bạc, không tiếng Anh, không nghề chuyên môn) lại quây quần với nhau để sinh sống, dựa trên nghề nông, chế biến nông phẩm, sản phẩm tiêu dùng (bằng sức người) như nhiều người đề nghị thì chúng tôi cho rằng về lâu về dài sẽ không có lợi vì sẽ rất chậm phát triển cho cộng đồng. Dù khó khăn biết mấy, ta vẫn phải đi lối tắt (đi qua cái “gap”) để hội nhập vào “main stream” hay dòng nước chính của con sông. Chắc chắn người Việt sẽ nhập giang tùy khúc,đáo gia tùy tục,” sẽ hội nhập rất nhanh. Đó là những lý luận chúng tôi đưa ra khi họp ở trung ương và đã được chấp nhận. Và đoàn người từ bốn trại tiếp cư đã được sắp xếp để có thể lập nghiệp rải rác khắp nơi. Riêng đoàn người từ “Trại Tiếp Cư Cuối Cùng” thì phần đông đã định cư ở tiểu bang Pensylvania và những khu vực lân cận. Tại trại này lại có một tình huống khá thuận lợi, một cái không hay lại trở thành cái hay: đó là vì Fort Indiantown Gap bị bỏ trống khá lâu nên hệ thống sưởi ấm hầu như không còn nữa! Vậy thì mùa đông sắp tới phải làm sao đây? Yếu tố này lại chính là động lực làm tăng gia nỗ lực giúp xuất trại: các Cơ Quan Thiện Nguyện cùng với Ủy Ban Liên Bộ đã cố gắng tối đa, cho nên đến cuối tháng 10, khi “chiều chưa đi màn đêm rơi xuống” thì việc xuất trại cũng được coi như đã hoàn thành.
Kinh nghiệm thành công của Fort Indiantown Gap đã được sử dụng để tiếp nhận đoàn người di cư từ Cuba vào năm 1980 (sau những đoàn bắt đầu từ năm 1960). Tất cả là 8,000 người Cuban đã nhập trại. Họ hô to “Viva Carter” và đặt tên cho trại này là“Freedom City.” Ngày nay trại đã được tân trang rất đẹp và trở thành một trại huấn luyện quân sự hiện đại. Trong một tương lai không xa, rất có thể là một phần của trại này cũng sẽ được sử dụng để tiếp nhận những đoàn người di cư khác từ Iraq và Afghanistan khi quân đội Mỹ triệt thoái hoàn toàn khỏi những xứ này.
Sau khi xuất trại, đoàn người Việt đã hội nhập thành công vào miền đất mới. Họ đã san bằng được lỗ hổng thật sâu ấy của cuộc đời. Và ngày nay thì cái hình ảnh phải xếp hàng để đi tiếp nhận cứu trợ cũng đã nhạt nhòa trong tâm trí mọi người. Tuy nhiên, cái lỗ hổng “GAP" của dãy núi Blue Mountains ở Indiantown Gap vẫn tiếp tục hiện lên thật rõ dưới chân trời rực rỡ vào lúc hoàng hôn, đem lại cho chúng ta bao nhiêu kỷ niệm khi bị rơi vào chỗ trũng của dĩ vãng.
Nhìn vào hiện tại cũng như tương lai, “Trại Tiếp Cư Cuối Cùng” với cái tên GAP còn nhắc nhở cho chúng ta rằng: dù đã xuất trại, vẫn còn có những lỗ hổng cứ tiếp tục theo ta.Thí dụ như ông bà, cha mẹ dù chỉ trang bị với “bốn cái không” (không nhà cửa, không tiền bạc, không tiếng Anh, không nghề nghiệp chuyên môn) nhưng đã vất vả, lam lũ nuôi cho con cháu ăn học. Ngày nay thì con cháu đã được trang bị với “bốn cái có.” Nhưng chính sự khác biệt lớn lao ấy, giữa cái 'không' với cái 'có'cũng đã là một cái GAP lớn lao, vì hậu quả của nó luôn thể hiện ra trong đời sống hằng ngày của bao nhiêu gia đình. Nó phản ảnh qua tư tưởng, cử chỉ, hành vi và thái độ của con cháu đối với ông bà cha mẹ, làm dán đoạn đời sống nếp nang, hiếu đễ, tình cảm của hệ thống gia đình cổ truyền từ xa xưa.
Cho nên, điều cần thiết là ta phải luôn luôn chuẩn bị tinh thần để cố gắng vượt qua được những chỗ trũng khác nữa của cuộc đời con người trên cõi trần gian này.
Nguyễn Tiến Hưng
No comments:
Post a Comment