TPO
- Trong suốt 5 năm qua, chú chim cánh cụt tình nghĩa này đã không ngại
khó, vượt cả ngàn km đường biển để về gặp lại người ngư dân tốt bụng đã
cứu sống mình.
Đây
là câu chuyện cổ tích có thật về tình bạn giữa một chú chim cánh cụt và
một ngư dân già sống trên một hòn đảo ngoài khơi Rio de Janeiro
(Brazil).
Vào
năm 2011, ngư dân 71 tuổi có tên Joao Pereira de Souza đã tình cờ bắt
gặp một chú chim cánh cụt Nam Mỹ nằm thoi thóp chờ chết trên một tảng đá
bên bờ biển, thân mình dính đầy dầu.
Ông
Joao Pereira de Souza đã vội vàng đưa chú chim cánh cụt tội nghiệp về
nhà cứu chữa. Ông mất một tuần để lau sạch số dầu bám trên người chú
chim, cho chú ăn uống và đặt tên là Dimdim.
Khi Dimdim khỏe lại, ông Joao đã thả chú về với biển khơi và nghĩ rằng chắc sẽ không bao giờ gặp lại chú nữa.
Thế nhưng chỉ vài tháng sau, Dimdim đã quay trở lại bãi biển nơi ông Joan sống và tỏ ra vui mừng khi gặp lại ân nhân.
Ông
Joan cho biết ngoài ông ra, không ai có thể chạm vào Dimdim vì chú sẽ
mổ vào tay người lạ. Dimdim thường nằm lên đùi ông Joan, được ông bế ẵm,
tắm táp và đút cá mòi cho ăn. Sau đó, ông Joan lại thả Dimdim xuống
biển, nhưng chú nhất định không chịu đi.
Dimdim
sống cùng ông Joan suốt 11 tháng sau đó. Đến khi mọc lớp lông mới thì
chú biến mất. Những người hàng xóm đều nói với ông Joao rằng Dimdim sẽ
không bao giờ quay trở lại. Thế nhưng họ đã nhầm. Bởi Dimdim chỉ đi kiếm
ăn một vài tháng rồi sau đó lại quay về bên ông Joao.
Từ
đó đến nay, Dimdim thường xuyên dành 8 tháng ở bên ông Joan và 4 tháng
còn lại trong năm đi kiếm ăn ở vùng biển Argentina – Chile, nơi cách hòn
đảo mà ông Joan sống hơn 8.000km.
“Dimdim
thường bơi về ở với tôi vào khoảng tháng 6, đến tháng 2 lại bơi đi kiếm
ăn. Mỗi khi trở về, Dimdim lại tỏ ra hạnh phúc khi nhìn thấy tôi. Nó
thường vẫy đuôi như một chú cún con và kêu lên vui mừng”, ông Joao cho
biết. Nhà sinh vật học Joao Paulo Krajewski, người đã gặp và phỏng vấn
ông Joao về tình bạn đặc biệt với Dimdim nhận định: “Tôi chưa từng gặp
trường hợp tương tự như thế này. Có lẽ Dimdim coi ông Joao là người nhà,
hoặc thậm chí là một chú chim cánh cụt cùng đàn.”
No comments:
Post a Comment