Tuesday, April 12, 2016

KHÔNG AI CÓ THỂ TẮM 2 LẦN TRÊN CÙNG MỘT DÒNG SÔNG


 
Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.
Câu này đúng quá phải không các bạn?
Thời gian đã xoá nhoà tất cả. Các bạn của tôi biết bao giờ gặp lai.Nếu có gặp lại chăng nữa thì tất cả đều đã thay đổi. Trên fb, M thấy các bạn nữ vẫn còn trẻ, đẹp hơn so với các anh. Đi qua trường cũ, thấy các em học sinh đang sinh hoạt, tiếng nói cười rộn rã. Tan trường, thấy các em gái mặc áo dài trắng, cỡi xe đạp chuyện trò rôm rả, M thấy như có mặt mình trong đám học trò nhỏ đó.
Giá như có cỗ máy thời gian hay cánh cửa thần kỳ của Đo remon. M ước gì thời gian được quay trở lại.Mỗi sáng, đi học trên con đường Nguyễn Hoàng, sợ nhất là gặp thiếu uý Thọ. Đi ngang nhà bạn Xuân Hồng, ghé vào rủ bạn cùng đi học. M còn nhớ bạn Xuân Hồng có khuôn mặt chữ điền thật xinh và thật hiền, thật chăm học.
Xuân Hồng ơi! Bao nhiêu lần M định viết về bạn. Không đúng, M định viết về mẹ của bạn vì bạn có bà mẹ thật là tuyệt Ngần ngại mãi cho đến hôm M đọc thấy tin buồn, M thật sự thấy có lỗi với bạn. Trong trí nhớ của M, mẹ bạn thương con và săn sóc con, nói với con những lời ngọt ngào như con còn đang học mẫu giáo. Ai cũng được mẹ thương nhưng không phải bà mẹ nào cũng biểu lộ duoc tình yêu đó qua từng ánh mắt, từng cử chỉ âu yếm, từng giọng nói ngọt ngào với con. M thấy mẹ bạn là nhất và M vẫn nhớ rất rõ cả gương mặt cũng như tiếng nói của bác.

Minh Nguyễn PBC72


Tư tưởng về sự vận động biến đổi của sự vật…
“KHÔNG AI CÓ THỂ TẮM 2 LẦN TRÊN CÙNG MỘT DÒNG SÔNG”
Dưới con mắt của Heraclitus, mọi sự vật trong thế giới của chúng ta luôn luôn thay đổi, vận động, phát triển không ngừng. Thế giới như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi. Từ đó, ông đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Không có gì thường xuyên biến đổi như một dòng sông nhưng cũng không có gì ổn định như dòng sông. Bởi khi nó vận động cũng là khi nó đứng im. Nói cách khác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im, tức là cái mà nhờ đó dòng sông là xác định, ổn định và bất biến.
Ở Heraclitus, không những sông mà cả mặt trời cũng thường xuyên và liên tục đổi mới, cũng như dòng sông, ông cho rằng không có gì ổn định và bất biến hơn mặt trời luôn chiếu sáng.
Heraclitus đã tiếp cận được với những tư tưởng rất cơ bản của phép biện chứng. Ông nói: “trong cùng một dòng sông ấy chúng ta lội xuống và không lội xuống, chúng ta có và không có”. Đó chính là những tư tưởng về mối liên hệ phổ biến tất yếu của qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
… VÀ NHỮNG SUY NGHỈ, Ý TƯỞNG MỚI.
– Đại loại là có những việc ta không bao giờ làm lại được, có những cơ hội không đến lần thứ hai, nên đừng bỏ qua cơ hội ngay từ lần đầu.
– Nghĩa bóng tức là trên đời này hiếm ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra với mình trong tương lai, không ai hên hai lần cũng chả có ai xui hai lần, có những việc ta đạt được thành công nhưng lần sau thì lại không, phải biết chộp lấy cơ hội cho đời mình vì có thể nó sẽ không đến lần thứ hai nhưng đừng quá vu lợi mà dẫn đến tù tội.
——————————————————————————————————————————-
– 1. Câu này ko phải của 1 nhà văn nào nói vả. Đây chính là do 1 nhà triết gia hùi xưa đã nêu lên.
2. ” Ko ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông” ko có ý nghĩa là cái dòng sông đó người ta chỉ có thể tắm 1 lần thôi, ko thể có lần thứ 2.
3. Nghĩa bóng của câu nì chính là “những sự việc đã xảy ra thì sẽ ko bao giờ lặp lại được. Cũng như việc tắm trên dòng sông đó vào thời điểm đó, ko gian đó thì cũng sẽ ko bao giờ lặp lại. Vì nếu có lần khác thì đã xảy ra vào 1 thời điểm, ko gian khác rồi.
4. Câu này chính là do thầy cô chúng ta dạy trong sách lớp 10 đó bạn.
——————————————————————————————————————————-
– don gian lam ! the nay nhe: dong song thi luon luon chay ra bien ca , nhung dong nuoc song khong bao gio chay 2 lan tren cung 1 dong song , va moi nguoi co the tam nhieu lan tren 1 con song nhung khong the tam den lan thu 2 o cung mot dong chay! do chinh la y nghia cua cau noi nay
——————————————————————————————————————————–
– Bờ sông thì đứng yên, nhưng dòng nước thì luôn trôi đi. Vì vậy mà không ai có thể tắm trên cùng một dòng sông với cùng một chỗ nước mà mình đã tắm!
Sống ở đời cũng vậy: Tình cảm hôm nay, nếu để trôi qua đi hay mai một vì một lý do nào đó. Ngày sau không bao giờ lấy lại được như cũ.
Điều này cũng có thể xem như một triết lý, cảnh báo chúng ta hãy hiểu rằng: Những gì đã qua đi, không bao giờ trở lại nguyên vẹn được! Trong hôn nhân và cơ hội sự nghiệp cũng vậy. Thường khi đã chia tay với nó, nếu quay lại thì thường là thất vọng nhiều hơn hạnh phúc.
——————————————————————————————————————————–
– Bạn không bao giờ quay ngược lại dc thời gian,nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội,bạn không bao giờ có cơ hội để quay lại thực hiện điều đó 1 lần nữa. Cũng dòng sông đó nhưng nó đã khác rất nhiều so với dòng sông trước đây
——————————————————————————————————————————–
– câu này mình cũng mới được cô công dân (do trường thiếu người thôi chứ chuyên môn của cô là dạy văn) giới thiệu, đại ý là ko có 2 sự việc nào xảy ra ở 2 thời điểm khác nhau mà lại giống hệt nhau (có hơi khó hiểu quá ko ta :D”).

vd, hôm qua bạn tắm ở 1 điểm A cố định trên sông X nào đó. hôm nay cũng vậy, bạn đến điểm A đó để tắm. nhưng nước trên sông X đó thì luôn luôn chảy ~> có lẽ dòng nước hôm qua bạn tắm đã ra tận biển Đông òi, và h` thì bạn được tắm nước mới từ trên nguồn xuống :d
ta có thể thấy: vẫn con sông ấy, vẫn địa điểm ấy, nhưng dòng nước thì luôn thay đổi, nên, xét về 1 mặt nào đó, bạn ko bao giờ có thể tắm được 2 lần trên cùng 1 dòng sông 
——————————————————————————————————————————–
– Tức là thế này:
Hôm nay bạn ra một nơi nào đó trên dòng sông bạn tắm bằng dòng nước đang chảy qua sông. Nhưng hôm sau bạn ra cũng chỗ đó tắm, thì dòng nước bạn tắm ko phải là dòng nước hôm qua mà là dòng nước khác.
Nghĩa bong:
Một việc gì đó xảy ra rồi thì ko bao giờ xảy ra giống hệt như làn trước. Ngụ ý của tác giả là muốn chúng ta phải suy nghĩ thật kĩ trước khi làm 1 điều gì đó. Việc đã xảy ra rồi ko thể hoàn chỉnh lại như lúc đầu được

– 1 giay trôi qua……..bạn có thể quay lai không?
nứoc trên sông đã chảy qua thân hinh bạn…có thể chảy ngược lại để bạn tắm không.
bát nước hắt đi bạn có thể vớt lai không?
hãy trân trông và nâng niu nhưng gì mà hiện tại bạn đang có..
quá khứ chỉ có thể trở về trong giấc mơ…hãy nâng niu..cất giữ.
hôm nay và ngày mai …là tất cả những gì mình phải nắm lấy…nắm chặt tay

SƯU TẦM

5 comments:

  1. Câu trả lời hay nhất: Chào bạn!
    Đây là một luận điểm bất hủ được phát biểu bởi Hêraclit, một triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, là cha đẻ của quy luật "dòng chảy". Nội dung cơ bản của luận điểm có thể hiểu như sau:
    Tất cả mọi sự vật và hiện tượng luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng, cũng như dòng sông kia nước luôn luôn vận động chảy trôi không bao giờ đướng lại.
    Đây có thể coi là một trong những luật điểm thể hiện quan điểm biện chứng đầu tiên trong lịch sử Triết học.
    Trước khi triết học Mác ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật thường tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói, đã có sự thống nhất nhất định giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng ở một số nhà triết học duy vật. Sự thống nhất này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hếraclit qua luận điểm nói trên. Tuy nhiên, sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học của Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất phác, như Ph.Ăngghen đã đánh giá: "Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong".
    Chúc vui!

    ReplyDelete
  2. Câu này hàm ý là mọi thứ đều luôn vận động trong không gian và thời gian. Dòng sông thì cứ chảy, ngày mai đã là một dòng nước khác rồi. Cũng như thế suy ra, bạn không bao giờ có thể nói chuyện với ai đó 2 lần, vì sau đó, con người bạn vừa nói chuyện đã thay đổi rồi. Và hơn nữa, chính bạn cũng đã thay đổi rồi.
    Đây chỉ là một câu nói có tính ẩn du. Không nên tuyệt đối hóa hay quán triệt hóa.
    Triết học là môn khoa học xác định vị trí của con người trong thế giới. Mà vị trí cơ bản và trước tiên là được đánh giá bởi 2 yếu tố: không gian và thời gian.

    ReplyDelete
  3. Trước hết, con sông luôn chảy. Giây trước, giây sau, con sông đã còn như cũ rồi. Đó là sự thay đổi về không gian.
    Bên cạnh đó còn có sự thay đổi về thời gian.
    Đó là nghĩa đen. Còn nghĩa bóng thì có nhiều lắm:
    - Mọi sự luôn thay đổi
    - Ta phải quý trọng những gì mình đang có, bởi vì ngày mai, mọi chuyện có thể đã hoàn toàn đổi thay!

    ReplyDelete
  4. Đó là câu nói nổi tiếng của Hê-gel, một nhà triết học nổi tiếng người Đức thuộc trường phái Biện Chứng Duy Tâm. Người mà có ảnh hưởng rất lớn tới quan điểm triết luận của Các-Mác ( mặc dù Các-Mác theo đường lối Biện Chứng Duy Vật).
    Câu nói trên mang hàm ý khẳng định tính biện chứng của sự vật, mọi vật luôn vận động và biến đổi không ngừng; Vận động là tuyệt đối, đứng yên là tương đối. Sự vật luôn biến đổi, dòng nước luôn chảy, dòng sông lúc này không còn là dòng sông của lúc trước nữa. Cái hình thức có thể chưa thay đổi ( bờ sông) nhưng cái nội dung ( dòng chảy) đã thay đổi nhiều rồi.
    Đại ý là vậy, bạn cần suy ngẫm thêm nhé.

    ReplyDelete