Friday, July 14, 2017

Phận đời trẻ Việt lai trên đất Mỹ sau chiến tranh


Nguyen Thi Phuong Thuy chỉ biết cha cô là một binh sĩ Mỹ. Ảnh: Catherine Karnow/New York Times
Phan doi tre Viet lai tren dat My sau chien tranh hinh anh 1 
Những người con mang hai dòng máu Việt - Mỹ gặp nhau tại San Jose, California, Mỹ vào năm 2008. Ảnh: Catherine Karnow/New York Times
Phận đời may rủi
Cuong Luu chào đời tại Việt Nam, là con của một lính Mỹ và một phụ nữ Việt. Mối quan hệ giữa hai người nảy sinh khi mẹ làm nhân viên vệ sinh trong khu nhà ở của cha trong chiến tranh Việt Nam. Cha Cuong về nước khi mẹ anh đang mang thai. Sau khi sinh con, mẹ Cuong kết hôn với một quân nhân Mỹ khác. Cuong cùng gia đình chuyển đến quần đảo Virgin, Mỹ, khi còn nhỏ.
Tại khu dành cho người da đen ở đảo Virgin, bọn trẻ thường xuyên chọc ghẹo Cuong cậu có da trắng giống cha. Mẹ cũng dần xa lánh Cuong vì anh khiến bà nhớ về quá khứ đau buồn.
Lúc 9 tuổi, cậu bé đã phải vào trại dành cho trẻ em phạm tội. Khi 17 tuổi, Cuong lang thang trên phố và bán ma túy. Ba năm sau, người con lai vào tù vì cướp của. Sau khi ra tù, cậu lại tiếp tục buôn ma túy ở Baltimore, bang Maryland.
Tuy nhiên, cuộc sống thay đổi từ khi Cuong có con với bạn gái. "Tôi sợ ngồi tù và không gặp lại con", anh nói với New York Times về con gái 4 tuổi, Cara.
Từ khi có con, động lực thôi thúc Cuong tìm cha ruột ngày càng lớn. Qua mạng xã hội, anh đã tìm được cha, ông Jack Magee, ở phía nam bang California. Anh và cha thường xuyên liên lạc với nhau kể từ đó. 


Phan doi tre Viet lai tren dat My sau chien tranh hinh anh 2
Luu Cuong từng là trẻ bụi đời trên đất Mỹ. Ảnh: New York Times
Gary Bui là con của một phụ nữ Việt với Jerry Quinn, binh sĩ Mỹ trên chiến trường miền nam Việt Nam. Năm 1973, Quinn phải trở về Mỹ theo yêu cầu của cấp trên khi bạn gái mang bầu. Mẹ sinh Bui nhưng bỏ rơi con. Cậu nhớ hai người từng sống trong túp lều lụp xụp và luôn vật lộn với tình trạng đói, khát. Nhóm bạn dè bỉu Bui vì cậu là con lai.
Khi Bui chừng 4-5 tuổi, người ta đưa cậu vào trại trẻ mồ côi. 4 năm sau, cậu ngồi trên chuyến bay từ Việt Nam tới Mỹ trong chiến dịch đưa con của quân nhân Mỹ tới New York.
Bui may mắn hơn Cuong vì được nhận làm con nuôi. Anh vẫn giữ tấm hình chụp cùng mẹ thời bà còn trẻ và chính tấm hình đã giúp anh tìm ra cha ruột là ông Jerry Quinn.
Theo một nghiên cứu của Đại học Ohio, 76% trẻ lai trong chiến tranh Việt Nam muốn gặp cha khi họ đến Mỹ. Chỉ 30% biết tên cha, 22% cố gắng liên lạc và chỉ 3% đoàn tụ với đấng sinh thành. Nhiều cựu binh Mỹ không muốn gặp đứa con mà họ bỏ rơi vì sợ, ngại rắc rối và vô trách nhiệm.


Chiến dịch đưa 2.700 trẻ em Việt rời Sài Gòn 40 năm trước

Đầu tháng 4/1975, quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Operation Babylift (Không vận Trẻ em) để đưa hàng nghìn người con Việt rời quê hương.

Ảnh chiến tranh VN: Cuộc đoàn tụ của những người chưa gặp

Đau đáu về số phận những đứa trẻ trong ảnh chiến tranh Việt Nam, một người Mỹ mất anh ruột vì chiến trận đã vượt nửa vòng trái đất để tìm những người mà ông không quen biết.
Tuổi thơ tủi hờn Sinh ra trong chiến tranh Việt Nam với mẹ người Việt, cha là lính Mỹ, nhiều đứa trẻ lai trải qua tuổi thơ cay đắng. Nhiều người không bao giờ biết cha ruột, bị mẹ bỏ rơi khi còn rất nhỏ. Bạn bè dè bỉu họ vì họ là con lai, mang dòng máu của kẻ thù trong chiến tranh. Nhiều em lang thang, kiếm sống bằng nghề ăn mày, coi hè phố là nhà để sống qua ngày và mơ đến Mỹ để gặp cha. Nguyen Thi Phan là con của một sĩ quan an ninh Mỹ và một phụ nữ Việt chuyên giặt quần áo. Cô đã trải qua tuổi thơ tủi hờn vì bọn trẻ hàng xóm khinh bỉ, xa lánh. Chúng nói cha cô là người da màu và cô là con của kẻ thù. Phan nói với Global Post rằng thậm chí cuộc sống hiện tại của cô vẫn gặp khó khăn vì "mọi người không muốn thuê một người da đen, bẩn thỉu lau nhà hay rửa bát".
Nguyen Thanh Hien và hai anh trai cũng là con của một lính Mỹ. Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, ba anh em lang thang trên phố vì mẹ lấy chồng và dượng đuổi họ.
Trước đây Hien cùng các anh cố gắng xin visa sang Mỹ để tìm cha nhưng không thành. Do sống vất vưởng trên phố, hai anh Hien mắc viêm phổi và chết, để lại cô bơ vơ trên cõi đời, Boston đưa tin.
Nguyen Thi Phuong Thuy cũng là con lai chào đời trong thời chiến. Cô nhớ cha mẹ nuôi từng cãi nhau về cô. Người cha nuôi hét: "Tại sao cô phải chọn nuôi con lai?"
Một thời gian sau, họ đưa Thuy sang một gia đình khác. Cô từng nghe những lời mỉa mai về nguồn gốc của bản thân, từng ngồi khóc trên bãi biển và phải dùng thuốc ngủ để quên những việc đã qua.
Dù nhiều đứa trẻ lai trải qua tuổi thơ và cuộc đời sóng gió nhưng chính khó khăn giúp họ tích lũy những kỹ năng sống sót ở cả Việt Nam hay trên đất Mỹ. Họ đã và đang xây dựng niềm tin cho tương lai. Quan niệm về những đứa con lai hay "con của kẻ thù" ở Việt Nam cũng không còn nặng nề như trước nên cuộc sống của họ trở nên dễ chịu hơn.
Vào tháng 4 năm nay, những người con mang dòng máu Việt sang Mỹ theo diện Operation Babylift (Không vận trẻ em) sẽ trở về Việt Nam để kỷ niệm 40 năm từ khi chiến dịch diễn ra. 


Người Mỹ đi tìm những đứa trẻ trong ảnh chiến tranh Việt Nam

Nửa thế kỷ sau khi xem ảnh những đứa trẻ đi sơ tán vì chiến tranh, em trai một lính Mỹ tử trận luôn đau đáu về số phận họ và quyết lên đường sang Việt Nam tìm kiếm.

Báo Mỹ công bố ảnh hiếm về chiến tranh Việt Nam

Phóng viên ảnh Larry Burrows của tạp chí Life đã trải qua rất nhiều nguy hiểm để “bấm” được những khoảnh khắc được cho là những minh chứng hùng hồn nhất cho cuộc chiến tranh vô cùng thảm khốc này.
Đỗ Quyên

Đã tìm ra công thức chung lý giải vì sao người Thụy Điển, Đan Mạch không màng 'nhà lầu, xe hơi' nhưng vẫn hạnh phúc!

Vượng Lê | 09-06-2017 - 

‘Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều’, đó là quan niệm của người Bắc Âu.

Đan Mạch: Thiên đường cho người dân và doanh nghiệp, Thụy Điển: Thành công mỹ mãn với chế độ người lao động chỉ làm 6h/ngày, hay Phần Lan: Nền giáo dục ‘không giống ai’, cấm thi cử, bài tập nhưng học sinh vẫn giỏi giang…
Điểm chung của các quốc gia này là gì? Đó là tất cả đều đến từ một cùng khu vực trên thế giới: Bắc Âu.
Từ xa xưa, nơi đây là chỗ ở của những kẻ chinh phục vĩ đại mang tên Viking, trải qua thời kỳ chiến tranh loạn lạc với vai trò những đất nước trung lập, giờ đây các quốc gia Bắc Âu đang có những chuẩn mực khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ: tăng trưởng kinh tế cao, chỉ số phát triển con người cao, người dân hạnh phúc nhất nhì thế giới…
Vậy, những xứ ‘thiên đường’ này đã làm cách nào để vươn đến như ngày nay? Tất cả nằm ở cách sống của con người nơi đây. Hãy thử tìm hiểu.
Không cần nhà lầu, xe hơi, tiền bạc chất đống... mà vẫn hạnh phúc
Người Bắc Âu sống tự nhiên, đơn giản mà hạnh phúc. Nếu để ý một chút, bạn sẽ nhận thấy, các quốc gia ở Bắc Âu không hề có nhà cao tầng, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản. Sau 7 giờ tối, gần như trên đường rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa” vào ban đêm, không có những dịch vụ cao cấp lãng phí kích thích sự thỏa mãn tiêu cực con người.
Có một cụm từ mà người Bắc Âu hay nhắc đến là “Chất lượng cuộc sống”. Đất nước Thụy điển thì có câu châm ngôn: “Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn”.


Đây là giờ cao điểm ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch
Đây là 'giờ cao điểm' ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch
Nếu có ai hỏi một người Bắc Âu xem giữa 2 sự lựa chọn: cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng, so với cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái thì chọn phương án nào, anh ta có lẽ sẽ thiên về phương án thứ hai. Bởi lẽ, thứ mà người Bắc Âu muốn chính là “phẩm chất”, chứ không phải là “vật chất” trong cuộc sống.
“Nhanh một chút”, “nhanh một chút!”. Không, người Bắc Âu không làm vậy. Họ lựa chọn sống “chậm một chút!”, nhưng vẫn có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ cách sống này.
Những con người "biết sống" nhất thế giới: Bí quyết ở sự 'đơn giản'
Bắc Âu nằm ở vùng khí hậu khắc nghiệt nhất của thế giới. Môi trường thiên nhiên hà khắc ở đây đã khiến cho thói quen tiết kiệm đã trở thành điều tất nhiên ở xứ này. ‘Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều’ - Cuộc sống đơn giản của người Bắc Âu rất dễ để nhận ra, nếu bạn chịu khó để ý một chút.
Ví dụ trong cách ăn mặc, không cần phải diêm dúa, bạn sẽ thấy những người phụ nữ 70-80 tuổi Bắc Âu thường mặc áo khoác vàng nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng không mất đi vẻ cuốn hút.


Thủ đô Helsinki, Phần Lan
Thủ đô Helsinki, Phần Lan
Nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì không cần phải tiệc tùng cầu kỳ, những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt thơm tho đến cho em bé sử dụng. Điều này đã trở thành một truyền thồng tốt đẹp lâu đời của con người xứ Bắc Âu.
Bắc Âu không cần những đại lộ to rộng: những con đường ở các quốc gia Bắc Âu thường hẹp hơn đường ở các quốc gia phát triền khác, phần lớn nó không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm.
Không cần phải khoe của: Người dân nơi đây không cần những siêu xe, mà chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Thậm chí, rất nhiều người trong số họ đạp xe đạp đi làm. Bảo vệ môi trường đối với người Bắc Âu đã không còn là một cụm từ theo "mốt" mà là một sự “cao thượng”, một việc tất nhiên cần làm.
Để hưởng đặc quyền hạnh phúc, họ đã làm việc năng suất nhất nhì thế giới như thế này đây!
Công việc chính thức của một người Bắc Âu khá nhẹ nhàng, ‘ngắn gọn’ về thời gian làm việc. Trong thời gian rảnh, dù có thể chọn làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập, nhưng họ lại không làm vậy. Người Bắc Âu chọn thưởng thức tách cà phê cùng bạn bè hoặc đơn giản là ngồi đọc sách.
Đến đây, đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê. Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng một cuộc sống an nhàn như trên chính là do chính thái độ nghiêm túc, hiệu suất rất cao mà họ đạt được khi làm việc.


Người Bắc Âu tận hưởng tách cà phê cùng bạn bè
Người Bắc Âu tận hưởng tách cà phê cùng bạn bè
“Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích gì, công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó” - đây là quan niệm của người Bắc Âu. Vì thế, công việc đối với họ không phải là một sự “đau khổ, giày vò”. Họ đơn giản là làm hết sức và rất tốt công việc mình thực sự yêu, được trả lương rất cao và từ đó sống hạnh phúc.
Để nâng cao hiệu suất, người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo và rút ngắn thời gian làm việc - nghe giống như đặc điểm của những kẻ ‘lười nhưng thiên tài’ mà Bill Gates phải cất công tìm kiếm về cho Microsoft.
Đúng! Và đây là điều mà mọi người dân Bắc Âu đều thấm nhuấn chứ không chỉ một vài kẻ ‘lười nhưng thiên tài’ nào đó. Từ đó, họ sẽ có nhiều thời gian hơn cho nghỉ ngơi hay cho cho gia đình.
Và chìa khóa tận cùng cho mọi hạnh phúc ở Bắc Âu: 2 chữ 'gia đình'
Trong cuộc sống của người Bắc Âu, gia đình rất quan trọng. Chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là một gia đình Bắc Âu sẽ cùng nhau tận hưởng những ngày vui đùa, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa…
Trong gia đình, người chồng sẽ sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con. Điều đầu tiên sau khi tan làm trở về nhà mà họ làm là trò chuyện, vui đùa, nấu ăn cùng vợ, con mình.
Cho dù ai đó có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình mình.


Một gia đình 3 thế hệ ở Thụy Điển
Một gia đình 3 thế hệ ở Thụy Điển
Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì như vậy thì buổi sáng vẫn còn người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các con. Như thế, người chồng sẽ chỉ bị mất khoảng 1 tiếng đồng hồ không thể cùng ăn sáng gia đình. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm, nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời gian vào buổi tối ăn tối cùng gia đình mình.
Điều cuối cùng, đối với người đàn ông Bắc Âu, gia đình và con cái không phải là nền tảng giúp người đàn công tìm kiếm sự thành công nữa, mà chính là phần quan trọng nhất trong chất lượng cuộc sống của họ.
Với họ, khoảnh khắc có lẽ là hạnh phúc nhất trong ngày chính là khi đứa trẻ của mình leo lên đầu, ôm lấy cổ bố chúng, hôn một cái và thủ thỉ nói “Chúc cha ngủ ngon nhé”.