Friday, November 13, 2015

Estate Sale…/ Góc của Phan

Hồi mới qua Mỹ, lần đầu thấy tấm bảng ghi là Estate Sale cắm ở góc đường, tôi đoán là một hình thức bán bớt đồ cũ trong nhà. Như bày bán ở Garage thì gọi là Garage Sale; bày bán ở sân sau nhà thì gọi là Yard Sale; dọn nhà thì người ta bán bớt những thứ không tiện đem theo với bảng cắm là Moving Sale, còn Estate Sale… chắc cũng tương tự. Tự dặn là về phải tra tự điển, nhưng rồi tôi quên luôn! Nhớ lại những ngày mới đến Mỹ, ra đường thấy chữ gì không hiểu thì cứ nhủ lòng về tra tự điển, nhưng bao giờ cũng quên nhiều hơn là nhớ.
Cho tới một hôm tình cờ nghe cô bạn Mỹ làm chung kể chuyện, tôi mới hiểu chính xác Estate Sale là bán sạch gia tài. Cổ kể là vợ chồng cổ mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền, còn rất mới, nhưng với giá chỉ một phần mười giá trị thực của bộ bàn ăn đó. Theo cô ấy cho biết, bộ bàn ăn trị giá năm ngàn đồng, dù nó chỉ còn mới được tám mươi phần trăm, nên có phải mua với giá một, hai ngàn đồng, cô ấy cũng đồng ý mua. Vậy mà vợ chồng cô ấy mua được với giá chỉ năm trăm đồng, từ một căn nhà treo bảng Estate Sale. Cô ấy phải ghi xuống giấy ngày, giờ và địa chỉ của căn nhà đó. Rồi thông báo cho chồng cô ta biết trước mấy ngày để đến đúng hôm đó, hai vợ chồng phải dậy sớm mà đi xếp hàng. Khi lọt được vào ngôi nhà Estate Sale, cô nhanh chóng quyết định, nhưng phải kể là may mắn nên cô đã mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền với giá quá rẻ.
Trò chuyện thêm với cô bạn, tôi mới hiểu ra Estate Sale là bán toàn bộ đồ đạc trong nhà: từ ly tách muỗng chén, đến quần áo, giường ngủ, tủ trà, bệ thờ; tới cả tranh, tượng, đồ kỷ niệm… Nhưng giá bán của Estate Sale không rẻ như Garage Sale, Yard Sale, hay Moving Sale vì không phải là đồ thừa trong nhà. Lý do bán hết các thứ trong nhà vì chủ nhà phải vô viện dưỡng lão chẳng hạn; những người già neo đơn ấy không có thân nhân để có thể cho lại, nên họ bán hết, bán sạch, với giá cao hơn bán đồ cũ, đồ thừa của Garage Sale, Yard Sale, hay Moving Sale…
Và người Mỹ đi Estate Sale như đi hội chợ, nhất là Estate Sale ở những khu nhà giàu. Ngay từ sáng sớm thiên hạ đã xếp hàng ghi tên, xe đậu dài hai ba blocks đường. Tới giờ mở cửa, người ta tranh nhau mua. Sau đó bưng bê nườm nượp, náo nức như được chia của.
Câu chuyện về Estate Sale như một hiểu biết thêm về đời sống Mỹ trong đầu óc mới tới định cư của tôi. Rồi thời gian và cuộc sống cá nhân, gia đình quay cuồng theo cơm áo gạo tiền nên chả nhớ gì tới Estate Sale nữa.
Cho tới một sáng cuối thu, đã bảy giờ nhưng mặt trời còn chưa ló dạng. Không gian yên ắng tới chỉ nghe mỗi tiếng đồng hồ tích tắc trên tường. Ngoài cửa sổ, sương còn phủ ngọn đồi sau nhà mờ ảo màu lá vàng phai. Không gian đẹp nhưng buồn quá, nhất là cái lạnh đã len lỏi về, đậu trên những ngón tay cảm giác điêu tàn.
Tôi đi thay quần áo để lên đường, đi giúp một ông bạn già. Hôm nay ổng bán Estate Sale. Tuy hẹn chín giờ nhưng tôi đi sớm để có thời gian ngồi uống với ông bình trà. Bởi đêm qua thao thức về ông, tôi nghĩ sau hôm nay, có thể là lần cuối tôi gặp ông trong đời. Nhớ lại, tôi quen biết ông chừng năm, bảy năm trước, dịp tôi phỏng vấn Cựu Thiếu tướng Đỗ Kế Giai ở Trung tâm sinh hoạt cao niên trong thành phố. Bữa đó, chính ông đã đến bắt tay tôi trước, hỏi tôi có phải là Phan mà ông thường đọc đó không? Tôi có cảm tình ngay với một người lớn tuổi, hiền lành, đôn hậu. Tình thân chưa có nhưng lòng cảm mến thì nhiều, tôi cho ông số điện thoại để tiếp tục nói chuyện vào dịp khác bởi tôi đang bận với cuộc phỏng vấn…
Rồi tình thân nảy nở sau những lần ông mời tôi đi uống cà phê, rất thỉnh thoảng, nhưng ông thực sự có hiện diện trong tôi như một người bạn mà tôi thường tự trách là ít thăm hỏi ông, hay mời ông đi uống ly cà phê. Giao tiếp với người già chỉ mất ít thời gian mà được lợi rất nhiều về kiến thức và kinh nghiệm sống. Biết thế, nhưng khi có thời gian rảnh thì tôi vẫn đi chơi với bạn trẻ nhiều hơn; Chỉ khi cần hỏi, là cần tới người già thì tôi mới nhớ tới ông, gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê… để hỏi. Tôi là một con người hiện đại qua cách tìm thông tin là biết hỏi ai; và ông bạn già là người thuộc thế hệ cũ qua việc sẵn sàng cho không kiến thức, kinh nghiệm tích lũy cả đời. Sự cho và nhận co giãn theo tuổi đời thì tôi co ông giãn. Đó là ý nghĩ hôm trời mới chớm thu, tôi gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê vào một sáng cuối tuần. Hôm đó, tôi không có gì để hỏi ông mà chỉ là bỗng nhớ tới một người bạn mà quỹ thời gian của người đó không còn nhiều nên tôi dành thời gian rảnh rỗi có được cho ông.
Hôm đó ông nói với tôi là, “…anh cũng đã già.” Tôi tin nhận xét của ông vì tôi đã vừa từ chối bạn bè trang lứa rủ nhau đi nông trại của một người bạn từ sáng sớm để hạ một con dê và nhậu tới chiều. Chắc chắn là một cuộc vui, nhưng rồi cuộc vui nào cũng tàn. Bạn bè chưa già thì còn dịp khác để gặp. Nhưng ông bạn già hiu hắt như gió thu, hôm tình cờ gặp nhau ngoài chợ, lòng tôi bất an sau khi chia tay…
Hôm đầu thu đó, hỏi thăm ra mới biết, vợ ông đã qua đời hồi hè. Ông không cho tôi biết vì bà đi thăm con gái với cháu ngoại bên Cali, bị đột qụy và mất luôn ở bên ấy. Ông muốn đưa bà về Dallas để lo ma chay vì bà đã sống ở Dallas mấy chục năm. Nhưng người con trai ông sống ở Dallas thì lại muốn em gái lo ma chay cho mẹ luôn bên Cali cho tiện. Cái lý của anh ta đưa ra là chết ở Mỹ thì lo ma chay ở đâu cũng chỉ là cái nhà quàn như nhau…
Tôi chỉ quen biết ông như một người viết và một độc giả, chưa bao giờ tôi uống với ông một ly bia vì ông không rượu bia, không thuốc lá. Nhưng hôm đầu thu đó, ông tự tay mượn điếu thuốc lá đang cháy dở trên tay tôi; ông hút một hơi thuốc thật sâu, rồi trả lại tôi. Tôi sợ ông sặc, nhưng ông không sặc như tôi sợ. Ông nhả khói chậm rãi, và chìm vào tâm sự, “Tôi chưa bao giờ nói với anh, cũng không nghĩ tới chuyện nói với ai. Nhưng nỗi buồn trong tâm khảm tôi lớn dần như mầm bệnh ung thư tới hồi bộc phát. Tôi biết là trước sau gì cũng chết, tôi không sợ chết, chỉ buồn lòng người làm cha mà không biết dạy con mình…”
“…Vợ chồng tôi chỉ có hai người con. Lo được cho thằng lớn ăn học tới ra đại học không phải nợ tiền học đồng nào. Nó đi làm, lãnh lương cất riêng vào trương mục nhà băng của nó. Ngày ngày vẫn về nhà ăn, ở, cha mẹ lo. Nó cho đó là lối sống Mỹ, và nó chọn cách sống ấy.
"Cha mẹ đừng tọc mạch vào thu nhập của con cái". Nhưng khi nó muốn lấy vợ thì nó chọn lối sống của người Việt là dù sống ở đâu trên địa cầu thì chuyện cưới hỏi của con cái, cha mẹ người Việt cũng đứng ra lo cho con.
Thế là vợ chồng tôi lo cưới vợ cho con trai. Tôi không lấy gì làm buồn lòng vì cha mẹ tôi cũng đi cưới vợ cho tôi khi xưa. Nhưng rồi con tôi muốn mua nhà. Nó trình bày với vợ chồng tôi, nó mua nhà trăm rưỡi, cần mượn nhà băng một trăm ngàn, nếu trả trong ba mươi năm thì tổng số tiền nó phải trả cho nhà băng lên tới ba trăm ngàn. Nghĩa là một trăm ngàn vốn với hai trăm ngàn tiền lời trong ba mươi năm. Nó muốn cha mẹ giúp đỡ cho nó mượn một trăm ngàn, để nó trả dứt căn nhà ngay khi mua, không phải trả tiền lời cho nhà băng. Nếu nó phải trả ra số tiền ba trăm ngàn trong ba mươi năm, thì mười năm cho một trăm ngàn. Nó sẽ trả cho cha mẹ một trăm ngàn trong mười năm là khả năng có thể.
Tôi bắt đầu thất vọng về con trai tôi. Vì gom hết tiền 401-K của cha mẹ thì đủ một trăm ngàn cho nó mượn. Vợ chồng đã về hưu thì tiền già gói gém cũng đủ sống, nhưng tiền đâu lo cho con em nó còn trong đại học để khỏi mượn nợ học như nó? Tôi suy nghĩ nhiều đêm, đằng nào cũng mất con rồi! Đó là cái giá phải trả cho mưu cầu tương lai của con cái. Tôi đưa nó đến Mỹ chứ tự nó đâu đi một mình được. Tôi sinh ra nó, chứ nó đâu tự xuất hiện trên đời này được… Nhưng tôi thất bại trong chuyện dạy nó sống đùm bọc với người thân. Tôi có lỗi đã để nó hấp thụ lối sống ích kỷ của xứ sở này. Đằng nào tôi cũng mất con rồi. Nếu đồng ý cho nó mượn một trăm ngàn không tiền lời là tôi đã thẳng thắn nhìn nhận mình thua cuộc; không bao giờ dạy được con quay lại lối sống đùm bọc nhau của người Việt mình nữa. Nhưng từ chối nó… thì tôi mất luôn vợ! Vì mẹ nào chả thương con, thương càng mù quáng tình mẫu tử càng lên ngôi.
Nó trả lời cho tôi câu hỏi, ‘tiền đâu để lo cho em nó?’ ‘Thì ba mẹ lấy tiền con trả hàng tháng để lo cho nó.’ Tôi định hỏi câu hỏi quan trọng nhất theo kinh nghiệm của tôi là, ‘Nhưng con có chắc là con sẽ trả cho ba mẹ hàng tháng. Hay trả vài tháng… rồi quên luôn?’
Tôi thương vợ tôi nên đã làm điều tôi biết trước nhưng vẫn làm là tôi cho con trai tôi mượn một trăm ngàn. Vợ tôi mất tinh thần nhiều năm sau đó vì đúng là nó không trả. Nhưng chúng tôi được trời phật cho lại đứa con gái muộn màng. Nó là nguồn an ủi, niềm vui còn lại cho vợ chồng tôi. Lúc nào nó cũng vui vẻ nói là ba mẹ chết rồi thì tài sản cũng để lại cho anh em con thôi. Thì anh Hai cần trước thì anh Hai lấy trước. Ba mẹ đừng có giận anh Hai nữa, chỉ tổn hao sức khoẻ cho ba mẹ thôi. Còn con, nợ học thì ai đi học ở Mỹ mà không nợ. Chừng con ra trường thì con trả. Ba mẹ đừng lo nữa…
Con bé lạc quan nói sao làm vậy. Về sau, nó lấy chồng bên Cali nên về Cali sống. Vợ tôi muốn bán nhà, dọn về Cali ở với con gái thì thằng con trai không cho đi vì bà nội phải ở Dallas để trông con cho vợ chồng nó đi làm…
Đến cái chết đột ngột của mẹ nó. Tôi muốn đưa bà ấy về Dallas để lo ma chay vì bà ấy sống ở đây đã như là quê hương. Nó ngại tốn kém nên lý lẽ bất dung tình với cả cha mẹ. Tôi không buồn sao được anh…”
Ôi, cái hôm đầu thu đó! Nhớ lại sao mà buồn. Và tại sao lại có hôm nay, tôi đến giúp ông bạn bán Estate Sale, bán hết gia tài một lần để giã biệt. Buổi chiều cuộc đời như không gian thu tràn ngập lá vàng bay, những nảy nở mùa xuân, khoe sắc hạ, thu úa, đông về… Người ta có sống tới trăm tuổi thì mùa thu thứ một trăm của cuộc đời cũng phải rời bỏ ngôi nhà không cần bật đèn giữa nửa đêm cũng biết lối đi tới nơi muốn tới; bán bỏ cả cái thìa khuấy ly cà phê mỗi sáng đã không thể nhớ nổi nó có trong nhà từ bao giờ mà người gia chủ chỉ nhớ chắc là khuấy ly cà phê bằng cái thìa khác sẽ không ngon; bức tranh mua garage sale có vài đồng bạc hồi mới qua Mỹ, nhưng không có nó trên tường nhà thì cứ tưởng mình đang ở chơi nhà bạn, hay nhà bà con chứ không phải nhà mình; đến tiếng cái đồng hồ nhà mình cũng khác hẳn tiếng đồng hồ nhà khác mà chỉ có mình phân biệt được… lại còn nắm đất quê hương trên bàn thờ, hồi ra đi mình mang theo để nhớ đường về. Nhưng nó nằm im lặng đã bốn mươi năm. Bây giờ người đem nó đi còn gởi lại nắm xương ở quê người thì nắm đất quê hương ấy trở thành oan nghiệt. Cho không ai lấy, bán chẳng ai mua, mà ném qua cửa sổ thì hóa ra mình đã biến thành thú vật.
Tôi ứa nước mắt trên tay lái, làm sao ông bạn tôi có thể sống sau hôm nay khi chính tay tôi bán hết những gì đã gắn bó với ông cả đời. Tôi, chính tôi, đã tiếp tay thần chết sớm bắt ông rời bỏ thói quen và kỷ niệm; rồi rời bỏ tới người thân; cuối cùng là rời bỏ cuộc đời… Nhưng nhớ lại tâm sự đầu thu của ông, ông đi dự đám tang của vợ ông bên Cali như người quen biết cũ, mấy chục năm vợ chồng còn lại cái trống không trong lòng già; con trai ông đi dự đám tang của mẹ dửng dưng đến mức đường về, anh ta nhắc ông trên phi cơ là ba phải làm di chúc căn nhà lại cho con, vì ba đi đột ngột như má thì chính phủ lấy nhà…
Tôi nghĩ chắc anh ta không chỉ muốn lấy căn nhà đã trả hết mà muốn lấy luôn cả phần bảo hiểm nhân thọ của cha nên mới chọc giận ông đúng thời điểm tinh thần và thể lực của ông suy kiệt nhất sau mấy ngày đám tang bên Cali. Tôi biết anh ta, có gặp mặt vì Dallas đâu có mấy nhà hàng của người Việt. Nhưng chưa chào hỏi anh bao giờ để cất giữ bí mật cho cha anh – là bạn tôi. Anh là ai trong gia đình lớn của anh, gia đình nhỏ của anh, trong xã hội anh đang sống… tôi không quan tâm tới địa vị hay tên tuổi của anh ở địa phương. Tôi chỉ biết là tôi đã có lỗi với một người không có lỗi gì với tôi là anh. Tôi đã đồng ý với con gái của ông bạn, dù chỉ nghe ông kể, “…con còn phải đi làm và lo lắng cho gia đình con. Con không thể chăm sóc cho ba mỗi ngày như má. Nhưng má mất rồi thì ba không thể ở một mình. Ba có chuyện gì, không ai biết, không ai hay… làm sao con yên tâm. Con xin ba giao hết nhà cửa cho anh Hai… muốn làm gì làm bên Dallas. Ba về Cali với con. Ba phải ở viện dưỡng lão vì con không thể và không có thời gian để lo cho ba như má. Nhưng vài hôm con sẽ có thời gian ghé thăm ba một, hai tiếng đồng hồ; con nấu được gì ngon, con đem vô cho ba ăn… ba có chuyện gì, người chăm sóc cho ba sẽ báo ngay cho con, con vô ngay với ba…”
Tôi có tào lao lắm không khi khi không lên tiếng về chuyện nhà người khác? Tôi nói với ông hôm đầu thu, “Chia buồn với ông về sự mất mát người thân nhất của ông mà tôi không biết, cho dù ông có cho hay thì tôi chắc cũng không có điều kiện bay qua Cali để viếng tang của bà. Thôi thì ngày nào còn sống hãy tính chuyện đời cho xong để êm xuôi khi ra đi. Ông bà đã giúp con trai không phải nợ tiền học. Tôi tính nhanh là đã cho anh ta năm chục ngàn. Ông bà cho mượn một trăm ngàn mua nhà – và không hoàn lại. Vậy là ông bà đã cho con trai một trăm năm chục ngàn. Nên bây giờ ông bán căn nhà đã trả hết mà ông đang ở, cũng cỡ một trăm năm chục ngàn. Số tiền đó cho hết con gái, là công bằng với con cái.
Ông về Cali sống với đề nghị của con gái là hoàn toàn hợp lý. Số tiền bảo hiểm nhân thọ của vợ ông, gởi con gái để lo cho ba những ngày cuối đời ba, lo cả hậu sự cho ba. Thừa thiếu gì thì tôi tin là con gái ông không tính toán với ông. Còn phần bảo hiểm nhân thọ của ông thì di chúc lại cho con gái. Nhưng chỉ nhờ cô ta quản lý số tiền đó để về sau chia đều cho hết cháu nội, cháu ngoại của ông bà. Cứ đứa nào vô đại học thì được nhận một khoản tiền do ông bà để lại cho con cháu ăn học. Tôi biết, với đà lạm phát và trượt giá ở nước Mỹ thì số tiền học bổng miễn hoàn lại cho con cháu sẽ không nhiều, nhưng rất có ý nghĩa về mặt tinh thần với đời thứ ba của gia đình ông trên nước Mỹ…”
Câu chuyện đầu thu mới đó mà đã cuối thu rồi! Ông bạn tôi đúng là người độ lượng như tôi đã tin ông như thế! Ông giao căn nhà cho con dâu để cho mướn kiếm thêm tiền chợ cho cháu nội ông được sống sung túc hơn. Ông di chúc lại căn nhà cho con dâu của ông chứ không bán. Giấy tờ xác quyết là tài sản riêng của con dâu, “để nhỡ… vợ chồng con xảy ra chuyện bất trắc gì sau khi ba mất. Thì ba mẹ chỉ giúp được con một chỗ ở để nuôi mấy đứa cháu nội của ba mẹ. Cảm ơn con.”
Ông cho hết con gái khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của mẹ cô ấy. Ông nghe tôi về khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của ông. Ông chỉ còn giữ lại hàng hà kỷ niệm trong từng đồ vật mà tôi đang bán ra cho những người không quen biết. Thế nên mắt ông lạc thần trông theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông lần cuối khi ra cửa một mái ấm gia đình đã tới hồi kết.
Buổi sáng một ngày cuối thu mà tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh một người đàn ông biệt xứ lúc cuối đời, tay khép lại cánh cửa nhà mình lần cuối, bình thản nói với vợ, “thôi, mình đi nghe em…” là di ảnh của bà mà ông kẹp ở nách để khoá cửa ra đi...
Ngoài đường, những trang trí cho ngày lễ Halloween đã lên đèn dọc lối đi. Tôi nhìn ông thả bộ ra xe mà thấy một kiếp người đến với cuộc đời cách nay tám mươi năm, chỉ có tiếng khóc là gia tài thì hôm nay là món cuối cùng Estate Sale. Bởi ông trầm ngâm buổi sáng, thở dài buổi trưa, rồi ngấn lệ buổi chiều theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông ra đi. Nhưng cuối ngày ông lại mỉm cười với di ảnh vợ lúc khoá cửa, cái nháy mắt tinh nghịch của ông với di ảnh bà là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình. Tôi nhìn theo ông ấy tan vào thế giới ma quỷ và màn đêm phủ về. Nhìn lại mình sau một ngày tiếp tay thần chết, nách tôi kẹp chai rượu thần chết thưởng cho tôi nhưng quân sĩ của thần chết đã giao lộn vào nhà một người không uống rượu nên phải nằm chờ tới Estate Sale của ông bạn.
Tới Estate Sale của tôi, cũng là kinh doanh từ vốn một tiếng khóc chào đời, tôi sẽ kẹp nách mang theo được gì lúc ra đi? Chỉ biết chai rượu thường nhưng để lâu năm cũng ngon như nước cam tuyền… từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau. Đâu đó là thơ Bùi Giáng. Nên, uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời… Khi hiểu được thơ Bùi Giáng thì cuộc đời coi như đã tàn thu. Còn bạn?
Phan

Monday, November 9, 2015

Bánh rế - Phan Thiết

Bánh rế không chỉ là đặc sản mà còn là món ăn lót dạ trên những chặng đường du lịch, khám phá Phan Thiết.
Bánh rế có xuất xứ tại Phan Rang, Ninh Thuận nhưng ngày nay trở thành một trong những món ăn đặc sản ở Phan Thiết, Bình Thuận. Nghề làm bánh rế ở Phan Thiết tập trung chủ yếu trong khu vực  thành phố. Đây là nghề truyền thống của các gia đình, nên mỗi nơi cho ra lò những chiếc bánh rế có mùi vị và độ ngon khác nhau.
Những người làm bánh rế lâu đời tại Phan Thiết cho biết, món này thoạt đầu trông rất đơn giản, nhưng để chế biến thành công đòi hỏi người làm phải hết sức khéo léo. Nguyên liệu chính chủ yếu từ khoai mì hoặc khoai lang thái nhỏ.

Du khách muốn tìm hiểu thêm về nghề làm bánh rế có thể đến các lò làm bánh truyền thống ở phường Lạc Đạo, Đức Thắng, Phú Tài hay Đức Nghĩa để xem qua.
Khi làm bánh, người thợ bắc chảo dầu lên lò than đang ửng hồng, thêm một ít dầu dừa. Khi dầu sôi, bốc một nắm khoai mì, khoai lang bào sẵn bỏ vào vá (muỗng) có cán dài rồi nhúng vào chảo. Dùng đũa đảo sợi khoai lên cho chín đều và tránh bị dính vào thành cục quá dày.
Dầu nóng làm khoai chín và kết dính vào nhau, tạo nên những chiếc bánh có hình thù giống cái rế để lót nồi, xoong, niêu của người dân vùng quê, nhưng nhỏ hơn rất nhiều, từ đó mà "bánh rế" ra đời.
Chiên hết số sợi mì đã bào, cũng là lúc bánh rế đầy rổ. Người ta dùng một chảo khác để thắng đường. Gấp từng chiếc bánh rế một nhúng sâu vào chảo đường rồi lấy ra, cứ tiếp tục cho đến hết. Sau đó rắc thêm chút mè trắng rang sẵn lên mặt bánh rế để khi dùng tạo hương thơm và vị đặc biệt hơn.
Chiếc bánh rế chiên dầu vàng, nhai giòn tan, vừa ngọt vừa béo cùng với đó là hương thơm của mè, khoai lang, khoai mì…khiến vị giác của bạn như tan chảy mỗi khi nếm thử.
Du khách có thể tìm mua những chiếc bánh rế ở hầu khắp các quán đặc sản ở Phan Thiết, hay những gánh hàng rong ở các khu du lịch,  chợ Phan Thiết.
Nguồn: Internet

Sunday, November 8, 2015

Phan Thiết trên từng góc phố: 30 năm, một hàng bánh nghệ

Hàng bánh nghệ nằm ở góc ngã tư Nguyễn Tri Phương – Ngô Sĩ Liên (phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết), từ lâu  trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người. Với diện tích vừa đủ đặt gánh hàng cùng vài chiếc ghế nhựa nhỏ và chỉ bán từ 6 - 9 giờ sáng mỗi ngày nhưng đặc biệt hút khách, kể cả khách du lịch.
Chủ hàng tên Huỳnh Thị Ngọc Hiền, ngụ tại khu phố 6, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết, ngoài tuổi 40 này nhưng đã có 30 năm với nghề bán bánh nghệ. “Làm bánh nghệ vừa vất vả vừa mất thời gian trong từng công đoạn nên ít người làm chịu làm chứ không phải tôi độc quyền!”, chị Hiền cười nói khi có khách hàng… thắc mắc.
Bánh nghệ được chị Hiền làm từ gạo, nếp và không chất phụ gia. Muốn bánh trắng, dai, thơm thì phải chọn loại gạo ngon, theo tỷ lệ 2 phần gạo, 1 phần nếp. Gạo ngâm nước cho nở rồi mang đi xay, để bột thật ráo nước. Lấy khối bột đặc ra bóp thật nhuyễn, trộn thêm vào ít bột lọc rồi cho vào nồi hấp khoảng 20 phút sau thì dùng máy đánh bột đánh cho thật nhuyễn, vừa đánh vừa cho thêm nước bột vào cho bột có độ mềm…
Bánh nghệ có màu trắng đục và mùi thơm của gạo. Nước mắm chấm bánh là nước mắm giã tỏi, ớt, chanh rồi nêm vừa ăn sao cho không quá ngọt hoặc mặn. Trong trí nhớ của những cụ cao niên thì ngày xưa bánh nghệ Phan Thiết được ăn kèm với xíu mại còn giờ đây, người bán lại cho thêm vài món phụ như chả lụa, chả cá, xoài xanh xắt nhuyễn cho thực khách dễ dàng chọn lựa. 
Một đĩa bánh nghệ giá chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng không chỉ ngon miệng mà còn hợp với túi tiền của người lao động.
Trinh Thơ
Nguồn: Blog Bình Thuận

Bánh Hòn Bình Dân

Tiếng rao kéo dài, buồn của chị Ba Côi trôi theo từng vòng xe lăn nhưng dư vị của loại bánh có cái tên nghe không mấy cảm tình thì ở lại mãi với mỗi căn nhà mà chị Ba đi qua.
Đó là món bánh mà ngày nhỏ có chút tiền nào mẹ cho, lũ trẻ thường mua ăn, dù rất nhiều bà mẹ dư biết cách làm loại bánh này. Này nhé, đầu tiên là chọn bột mì loại tốt, mới (để tránh sâu, mọt và dai). Đường cát phải là loại thật khô, hạt to hay mịn đều được. Dừa thì chọn trái vừa, không non quá khó bào lấy sợi nhưng cũng đừng già quá ăn bị xảm. Vài lạng đậu phộng sống về rang hoặc ít thời gian thì mua loại rang sẵn. Nếu muốn có màu cho đẹp thì dùng ruột gấc, nước cốt lá cẩm, lá dứa… không thì cứ để bột màu trắng. Nếu thích màu mè thì phải dùng phẩm màu, vậy là xong phần nguyên liệu để làm bánh hòn.
Nhào bột kỹ cũng giúp cho bánh thành phẩm chất lượng hơn. Xong, vo bột lại thành sợi dài, lấy dao cắt ra từng viên trên thớt. Tùy theo sở thích có thể nhận vào giữa viên bột một hạt đậu phộng rang hoặc không, vo tròn viên bột. Chỉ còn thao tác luộc bột, cho ra thau nước lạnh, vớt để ráo, trộn với dừa đã bào sợi nữa là hoàn thành. Những viên bánh hòn có hình tròn, to nhỏ không đều nhau, khi chín có màu trắng trong, dính những sợi dừa trông thật hấp dẫn. Khi ăn, tùy theo sở thích mà trộn với đường cát hoặc rắc lên trên một ít muối đậu hay muối mè. Dai, giòn, sựt sựt, thơm, ngọt, bùi là những điều mà vị giác cảm nhận được khi dùng cây tăm ghim mấy viên bánh hòn cho vào miệng...Và cũng chắc vì bánh có dạng hình hòn bi nên gọi thành tên.
Ở Phan Thiết giờ cũng còn một số người bán bánh hòn dạo, khách hàng không chỉ là trẻ con. Tiếng rao “Ai… bánh… hòn… đê…!” như một nốt nhạc loang vào không gian, thấm vào dạ dày người nghe.
Do nguyên liệu dễ kiếm, không cầu kỳ, không đắt tiền nên giá thành một thau bánh hòn không cao. Người bán bánh hòn, vì vậy, bán một gói bánh đầy chỉ chừng 5.000 đồng hoặc cao lắm là 10.000 đồng... Nhiều du khách ở xa đến Phan Thiết đã nếm qua, có dịp ghé lại thường nhờ người quen tìm cho bằng được và khu vực đồi cát Mũi Né bên cạnh nhiều món ăn đặc sản khác vẫn còn sự tồn tại của bánh hòn. Chị Ba Côi, khu phố 2, phường Lạc Đạo kể, trước chỉ bán xôi, sau thấy nhiều người hỏi nên làm thêm bánh hòn từ năm 1985 tới nay. Mỗi ngày chị nhồi 1,3kg bột, thành phẩm là một thau nhỏ bánh hòn, xếp vào cùng thau xôi. Tầm 16 giờ, người phụ nữ luống tuổi bắt đầu rong ruổi miệt biển Đức Long, Lạc Đạo rồi đạp tuốt lên Tiến Lợi. Đến khoảng 20 giờ thì bán hết. Quầy “fastfood” của Siêu thị Co.op Mart Phan Thiết bên cạnh nhiều món ăn “tầm cỡ” cũng bày bán bánh hòn mà lạ là ngày nào cũng hết hàng sớm.
Không ai biết có từ lúc nào và có phải xuất xứ từ Phan Thiết hay không nhưng cho đến nay, món bánh hòn dân dã đã nghiễm nhiên trở thành đặc sản riêng có của vùng biển này và ít nhiều đã để thương để nhớ trong lòng mọi người.
Mai Kim Dung
Nguồn: Blog Bình Thuận

Cho Đi Và Nhận Lại

• Đôi khi bạn thấy cuộc đời này thật bất công! Bạn đã cho đi quá nhiều mà không nhận lại được bao nhiêu… Vấn đề thực ra rất đơn giản. Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được rất nhiều hơn thế - đó là niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
• Bạn thắc mắc rằng tại sao khi người khác buồn thì bạn luôn ở bên cạnh họ để xoa dịu vết thương cho họ; rồi đến khi họ tìm lại được niềm vui thì họ sẽ lại quên bạn. Bạn ạ, cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết. Có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến với bạn sớm hay muộn mà thôi; và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không?
• Tất cả chúng ta sinh ra và tồn tại trên đời này đều mắc nợ nhau. Cho đi, nhận lại, là hình thức luân phiên để trả nợ lẫn nhau. Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ được sự bình yên trong tâm hồn. Bạn phải hiểu rằng cho đi không có nghĩa là sự toan tính ở đây. Bạn càng toan tính thì bạn lại càng cảm thấy bị dồn nén; bạn cho đi mà tâm bạn không tịnh. Khi ấy bạn vừa phải cho mà vừa không được nhận niềm vui vô hình từ chính bản thân cái cho đi của bạn.
• Tất cả mọi thứ chúng ta làm cho nhau đều có sự vay trả. Đôi khi là sự vay trả hữu hình, và đôi khi cũng là một sự vay trả vô hình. Mỗi người chúng ta quen biết nhau, yêu nhau, ghét nhau… âu cũng là cái duyên. Có duyên mới có những xúc cảm đó. Cái duyên ban đầu là do trời định, nhưng để gắn bó lâu dài, muốn biến cái duyên ấy thành tình yêu thương là do chúng ta quyết định, nhờ vào cái cho đi của mỗi người. Nhưng bạn nên nhớ, trong tình yêu không có sự trông mong được nhận lại, bởi tình yêu luôn là một thứ điều luật không công bằng của trái tim, không có định nghĩa cũng chẳng có lý lẽ. Có hay chăng một là bạn nhận được hạnh phúc; không thì bạn nhận chịu sự đau khổ. Tất cả đều trong một vòng tròn lẩn quẩn.
• Nhưng dù biết đôi khi cuộc sống không được như ý muốn của chúng ta, bạn hãy cứ cho đi. Cho đi là bạn đã tự yêu thương lấy chính bản thân mình. Bạn đã hòa vào dòng chảy của cuộc sống, của đời người.
- Đời người như một dòng sông, nhưng cuộc sống hòa tan với thời gian, luôn trôi đi và không ngừng đổi mới, mãi biến chuyển mà muôn đời vẫn thế.
- Tất cả dòng sông rồi sẽ đi về biển; từ biển bao la sẽ rót vào những con sông mênh mang tràn đầy. Mạch luân lưu không ngơi nghỉ ấy là cuộc sống.

Saturday, November 7, 2015

CHUYẾN TÀU CUỘC ĐỜI

Cuc đi ging như mt chuyến du hành trên xe la: người này lên tàu người kia xung ga, có nhng tai nn, có nhng chuyn ngc nhiên nhng trm này,  ri chuyn bun tt bc nhng trm khác. Lúc ta chào đi cũng như khi ta bước lên xe la, ta gp nhng người, ta đã tưởng rng h s li vi ta sut chuyến đi: đó là cha m ta! Tht không may, s tht li khác hn. Song thân đã xung mt ga n, b mc chúng ta thiếu tình yêu thương và s trìu mến, thiếu tình âu yếm và s đng hành ca các đng sinh thành.

Dù sao, l
i có nhng người khác lên tàu, h tr nên rt quan trng đi vi chúng ta: Đó là anh ch em ta, các bn bè và nhng người tuyt vi mà ta thương yêu. Có nhng người xem cuc hành trình như mt bui do chơi. Có nhng người khác li ch thy bun ru trong sut chuyến đi. Có nhng người luôn luôn hin din và sn sàng giúp đ nhng ai cn. Có nhng người, khi xung tàu, đã đ li mt ni nhung nh trin miên… Có nhng người va lên đã xung ngay, chúng ta ch va kp thy h thôi… Chúng ta ng ngàng vì mt vài hành khách mà chúng ta yêu mến li ngi mt toa khác, b mc chúng ta trong hành trình đơn đc. Dĩ nhiên, không ai có th cm cn chúng ta đi tìm h khp nơi trên xe la. Đôi khi, tht không may, chúng ta không th ngi bên h bi vì ch đã có người. Không can chi… hành trình là như thế: đy thách đ, lm gic mơ, nhiu hy vng… vi nhng ln t bit mà không biết bao gi tr li.

Hãy c
gng thc hin chuyến đi cho tt đp. Hãy c gng hiu nhng người ngi bên mình và tìm ra điu tt nht nơi mi người.

Hãy nh rng vào mi khonh khc ca chuyến đi, mt người đng hành nào đó có th chao đo và cn được chúng ta thông cm. Chúng ta cũng thế, chúng ta có th chao đo và s luôn có ai đó có th hiu chúng ta. Mu nhim ln lao ca cuc hành trình là ta không biết được khi nào ta s xung tàu mãi mãi. Chúng ta cũng chng biết được khi nào các bn đng hành chúng ta cũng xung tàu như vy. Ngay c người ngi ngay bên cnh chúng ta cũng thế. Tôi nghĩ là tôi s bun khi ri con tàu... 

Chc chn như vy! Chia tay vi tt c bn bè đã gp trên chuyến tàu s đau đn đy; đ li nhng người thân yêu trong cô đơn thì tht là bun
Nhưng tôi chc chn rng mt ngày nào đó tôi s đến ga trung tâm và tôi li được thy h đu đến vi mt hành trang h không h có khi bước lên tàu. Ngược li, tôi s sung sướng vì được góp phn làm cho hành trang ca h tăng thêm và phong phú hơn.

Các b
n mến! Tt c chúng ta, hãy c gng thc hin mt cuc hành trình đp và hãy đ li nhng k nim đp v chúng ta khi chúng ta xung tàu. Vi nhng ai đang cùng tôi du hành trên chuyến xe la cuc đi này.

Xin cu chúc quý v Thượng L Bình An!

Video và Nhạc / Thu Về Trên Phố Bolsa

Tiger Mori-izumi from Japan visiting Bolsa Mini Mall 

Đời sống là vô thường

Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !
1-Thời gian : Vô Thường :
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu đời thì mới.
Qua một ngày, vui một ngày. 
Vui một ngày, lãi một ngày.
Qua một ngày, mất một ngày.

Sống thanh thản, sống thoải mái.
2-Hạnh phúc : Vô Thường :
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
3-Tiền : Vô Thường :
Tiền không phải là tất cả, nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe, và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. (Khó lắm !?!?)
4- Đời sống : Vô Thường :
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”.
Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao phẩm chất cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
5-Thê´ Gian : Vô Thường :
-Tiền bạc là của con ( không chắc lắm !) – Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân: 1-Thiên tai, 2- Hỏa hoạn, 3- Pháp lệnh của Vua, hay chính quyền tịch thu, quốc hữu hóa … 4- Trộm cướp, 5- Con cái.
– Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
-Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
-Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
-Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái. Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ gì.
-Nhà cha mẹ là nhà con ; Nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
-Ốm đau trông cậy ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi đâu.
Trông cậy vào đồng tiền ư ? – Chỉ còn cách ấy.
-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.
Chân lý của Đạo, thực ra sự sung sướng, và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng, và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống, và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra: ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ, vì mình đâu phải sống vì ý thích, hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già. Tuổi không già mà tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe người già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh: hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….
Người dốt chờ bệnh: ốm đau mới đi khám chữa bệnh.
Người khôn phòng bệnh: chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.
Phẩm chất cuộc sống của người già cao hay thấp, chính yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để tổ chức cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu căn bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh, và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải, và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó ! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả trái ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm, và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !


Nguồn: Internet