Wednesday, October 28, 2015

ĐỜI SỐNG SAU NHỮNG CƠN MƯA BOM (National Geographic Tháng Tám 2015)



ĐỜI SỐNG SAU NHỮNG CƠN MƯA BOM
(National Geographic Tháng Tám 2015)

T. D. Allman viết
Ảnh do Stephen Wilkes cung cấp

Hoa Kỳ đã thả hơn 2 triệu tấn bom xuống nước Lào từ năm 1964 đến năm 1973 trong suốt trận chiến tranh Việt Nam. Số lượng bom tương đương với một phi cơ chứa đầy bom thả xuống cứ mỗi tám phút trong thời gian 9 năm. Làm thế nào quốc gia này khôi phục lại đời sống bình thường?

Những ngày trên cánh đồng Chum (Lào), tôi cố gắng hình dung, tìm câu trả lời trong suốt về đất nước Lào, một trong những quốc gia bị những trận mưa bom nặng nề nhất, vẫn tiếp tục đi lên và tìm thấy tương lai. Cuối cùng, trên một con đường ở Phonsavan, thành phố chính của tỉnh, tôi đã tìm ra, một đống vỏ bom khổng lồ, người Hoa Kỳ để lại sau những chiến dịch thả bom trên đất Lào. Một chứng cớ của sự tàn phá, và gần đống bom đạn phế liệu đó, có một máy lấy tiền (ATM). Một ngôi chùa lớn mầu xanh, trắng làm cho đống phế liệu trở nên “nhỏ nhoi” chìm dần vào lãng quên về một trận chiến tranh. Sau khi xem xét đống vỏ bom (qủa bom không nổ), tôi bước lại máy lấy tiền, cho thẻ tín dụng vào, lấy ra một triệu đồng (Kip, của Lào), khoảng 120 đô la Hoa Kỳ. Những tờ giấy bạc 50 ngàn (Kip) nói lên một câu chuyện mới về nước Lào, nơi mà những qủa bom đã nhường chỗ cho tiền bạc.
Trước đây, trong tỉnh Xiêng Khoang (nơi có Cánh Đồng Chum), trẻ con lớn lên ít khi được nhìn thấy ánh mặt trời. Dân chúng phải sống dưới hầm, trong những hang động. Ngày nay, Phonsavanis là một thành phố sầm uất, có đèn đường chỉ dẫn giao thông với con số điện tử cho người bộ hành biết còn bao nhiêu giây để băng qua đường. Bạn có thể tìm dễ dàng, một nhà băng, một tiệm ăn, một chợ bán đủ loại trái cây, rau qủa tươi, ngay cả một cửa hàng bán giầy thể thao (để chạy, có lẽ Adidas,Nike,…). Dọc theo những “chum” bằng đá cổ xưa trên Cánh Đồng Chum, vẫn còn bí ẩn cho những nhà khảo cổ, có những mảnh bom người Hoa Kỳ để lại sau những trận thả bom kéo dài từ 1964 đến năm 1973. Đó cũng là những “quảng cáo” hấp dẫn đối với du khách. Đống vỏ bom phế liệu năm ngay bên cạnh một văn phòng du lịch điạ phương.

Chỉ có vài nơi trên Cánh Đồng Chum mới được khai quang bom đạn an toàn cho du khác. Vài nhà khảo cổ tin rằng những cái chum khổng lồ 2000 năm dùng trong nghi lễ an táng.

Với những ngọn đồi trải dài xa xa trên cánh đồng cỏ tranh, Cánh Đồng Chum trông giống như một sân đánh Golf rộng lớn. Cát bụi lắng đọng nhiều trên cánh đồng do những trận mưa bom, hàng triệu qủa bom đã nổ, hàng triệu qủa không nổ khác vẫn là mối đe dọa thường xuyên, đặc biệt đối với những người Lào sinh sống bằng cách đi lấy sắt thép từ những qủa bom không nổ.
“Chào mừng đến thăm nhà ông Phet Napia, chuyên làm Thià (Muỗng) và Vòng đeo tay” nơi làng Ban Naphia. Trong sân sau nhà, ông Phet nấu chẩy nhôm từ những vỏ bom bằng nhôm, sau đó đổ vào khuôn làm các vật dụng ăn uống trong nhà. Các nhà hàng, tiệm ăn trong khu vực dường như lấy hàng: thìa, dao nĩa, đũa làm bằng phế liệu từ thời chiến tranh. Công nghệ của ông Phet đã được quảng cáo trong các dịch vụ mua bán nhà cửa, truyền hình vệ tinh, đèn điện,…
Một hình ảnh sống động
Quốc gia Lào có dân số không đến 7 triệu người, nhưng có gần 5 triệu điện thoại di động. Tại Ban Pak-Ou, một ngôi làng trong khu vực thượng lưu sông Cửu Long, những người dân sinh sống bằng nghề đánh cá, cũng vừa câu cá vừa nói chuyện qua chiếc điện thoại di động.
Thủ đô Vientiane (Vạn Tượng) là một thành phố đang phát triển với những dinh thự cao 12 tầng. Trước đây rất lặng lẽ với tiếng mưa rơi, tiếng khóc trẻ con, tiếng người nói cười, tiếng tăng sĩ cầu nguyện, bây giờ thay bằng tiếng máy điều hòa không khí, tiếng máy phát điện nổ, tiếng xe gắn máy, cùng tiếng bóp còi rộn đường phố.
Nền kinh tế nước Lào gia tăng gần 8% một năm. Lá cờ đảng Nhân Dân Cách Mạng với búa, lưỡi liềm theo kiểu Nga Sô vẫn tung bay bên cạnh lá cờ quốc gia. Chính quyền Lào theo đuổi chính sách kinh tế tự do trong vùng Đông Nam Á, với hy vọng sẽ ra khỏi danh sách những quốc gia nghèo khó của Liên Hiệp Quốc vào năm 2020.
Ở Lào, người giầu có trở nên giầu hơn, và ngay cả một nơi hẻo lánh nhất với những người dân đơn sơ, mộc mạc, tôi được chứng kiến một hình ảnh ít người trên thế giới hình tượng ra được. Gần biên giới Việt Nam, giữa nước Lào, tôi trông thấy một thanh niên trẻ lái xe gắn máy trên đường trở về nhà, một tay anh ta nắm chặt điã bắt sóng vệ tinh cho máy truyền hình. Trong những ngôi làng trên vùng núi non, cao nguyên, tôi được trông thấy đàn trẻ con đến trường trong đồng phục mầu xanh, trắng. Tôi cũng đã thấy nhiều đền chùa được sửa sang, và vài nhà thờ Tin Lành được xây dựng. Bạn vẫn trông thấy những vị sư trong áo cà sa ở khắp nơi, nhưng bây giờ họ mang theo túi đựng máy vi tính.
Giòng sông Cửu Long vẫn chẩy ngang qua VienTiane như trong lịch sử, nhưng dọc theo bờ sông đã thay đổi. Trước đây là bùn và bãi cát, bây giờ là hành lang công viên dài hai dặm, với nhữg dụng cụ thể dục, lối đi hẹp để chạy bộ, và bãi đậu xe hơi (nhà giầu). Buổi tối đông đảo với những cặp tình nhân, người bán hàng rong, người biểu diễn trên đường lấy tiền, tiếng cười trẻ em, và giới trẻ nhẩy múa theo kiểu tây phương (break dancing). Những nghệ sĩ (đường phố) ca hát và những “thầy” xem bói cho người đi dạo mát.

Như những chuyện đổi thay trên đất Lào, công viên bờ sông ở Vientiane là một thành công trong kế hoạch xây dựng thành phố, nỗ lực vào nếp sống người dân nơi giòng sông, nơi thoáng mát, rộng rãi. Ngoài ra còn bảo vệ Vientiane chống lụt lội do sông Cửu Long. Ai là người xây công viên bờ sông? Phần lớn do ngân khoản mượn từ Nam Hàn, một quốc gia phát triển mạnh ở Á châu. Nam Hàn giúp đỡ tích cực hơn những “siêu cường” (Pháp, Hoa Kỳ) trước đó.
Trong suốt thời gian Pháp thuộc và ảnh hưởng của người Hoa Kỳ, cả hai quốc gia chưa từng xây một chiếc cầu nào bắc qua sông Cửu Long. Ngày nay có tất cả sáu (6) chiếc cầu, một chiếc ở Thakhet rút ngắn thời gian đi lại, giao thương với Thailand và Việt Nam xuống còn 90 dặm. Ở Thakhet, tôi có thể nhìn qua đất Thailand từ cửa sổ khách sạn cư ngụ, trong khi xem đài truyền hình Việt Nam.
Một buổi sáng ở Vientiane, tôi gặp hội viên xe gắn máy, vào đầy phòng tiếp tân khách sạn “Chúng tôi trên đường đi Malaysia”, một hội viên nhã nhặn trả lời. Một chặng đường khứ hồi 2600 dặm. Một buổi sáng khác ở Louang Phabang, tôi thức giấc vì ngoài đường phố đầy xe cộ mới đến. Xe nào cũng có bảng số Trung Hoa. Khi những tay lái xe gắn máy đến từ Malaysia đi lên hướng bắc, đoàn xe người Hoa phát xuất từ Côn Minh (Kunming) đi về hướng nam. Trước đây khi ngồi trong máy bay cất cánh, hình ảnh hố bom hiện ra trong mắt tôi, bây giờ là một sân đánh golf mới do Nam Hàn xây cất.
Một thành phố hồi sinh
Một thời gian dài trước đây khi tôi đứng bên bờ sông ở Vientiane, tôi băn khoăn trước một câu hỏi mà biết rằng không thể nào trả lời được. Một người Hoa Kỳ như tôi, tưởng rằng có thể chiến thắng trận chiến Việt Nam bằng cách hủy diệt nước Lào? Khi tôi viết bài tường thuật, một cuộc chiến bí mật đang xẩy ra trên nước Lào, được đăng tải hàng đầu trên báo chí thế giới. Sự thật, người Hoa Kỳ đã nhúng tay vào chuyện bên Lào từ những năm 1950, kéo dài đến năm 1974, không bí mật. Bạn cứ hỏi một người dân Lào, chuyện gì đã xẩy ra trên quê hương của họ là đủ. Tất cả những phụ nữ bán hoa sen sáng sớm ở ngoài chợ, những trẻ em  ngoài đường đều biết đến đường mòn HCM, đạo quân bí mật do cơ quan tình báo CIA tài trợ, và cả chuyện phi cơ Hoa Kỳ thả bom nơi có thường dân cư trú. Họ biết luôn chuyện người Hoa Kỳ bí mật liên hệ đến việc mua bán trao đổi nha phiến (opium trade).
Trong năm 1968, năm Tổng Công Kích tết Nguyên Đán trên khắp miền nam Việt Nam, tôi lấy một chiếc taxi từ hạ lưu sông Cửu Long đi lên cao nguyên Bolovens. Khi người lái xe từ chối không chịu đi nữa, tôi lội bộ dưới tiếng gầm thét của phản lực Hoa Kỳ bay ngang qua. Nơi cuối chân trời, dưới rặng cây, tôi trông thấy bóng người ngụy trang. Đó là lần duy nhất trong suốt cuộc chiến, tôi trông thấy người lính Bắc Việt, hoặc phi cơ Hoa Kỳ thả bom. Năm đó tôi 23 tuổi, kiếm tiền bằng cách tìm ra sự thật.
Tại Pakxong, một đồn canh cũ cho chủ đồn điền cà phê người Pháp. Tôi lang thang vào một quán rượu bỏ hoang mà bạn có thể thấy trong phim về lính Lê Dương. Một bức họa trên tường vẽ “Tây Đồn Điền” cùng với một nhóm phụ nữ Lào. Lúc đó, trời đã tối, dấu hiệu duy nhất về sự sống là ánh đèn leo lét phát ra từ một căn nhà nhỏ bên cạnh nhà thờ Pháp. Trong nhà, tôi gặp một tu sĩ người Pháp cụt một chân đang ngồi uống rượu Whiskey, ống chân giả bằng gỗ đặt dựa vào bàn. Ông ta rót rượu cho tôi một ly, đang đọc một bài viết dịch sang tiếng Pháp về “Đoàn Quân Mũ Xanh” (Green Berets – LLĐB). Ông ta hỏi tôi “Trận chiến Việt Nam có giống vậy không?”.
Trong nhiều thập niên, tôi muốn thăm lại Pakxong. Tôi biết vị tu sĩ người Pháp đã không còn ở đó nữa, nhưng cũng không ngờ cả Pakxong cũng “biến” mất. Sau năm 1968, phi cơ B-52 đã trải thảm bom xuống Pakxong hai lần. Chỉ còn lại một góc cháy đen của một tòa nhà.

Vỏ bom được dùng làm cọc cho nhà chơi trẻ em ở XiengKhouang. Năm 2012, một qủa phát nổ làm chết 15 người Lào và bị thương 41 người khác.

Pakxong đã bị tiêu hủy, nhưng sao lần trở về có một sự vui mừng trong tim tôi? Đó là con người - Họ vẫn vui vẻ - bận rộn làm ăn cho cuộc đời tươi đẹp hơn. Như cả nước Lào, Pakxong cũng đang chuyển mình từ bãi chiến trường sang thị trường buôn bán. Nơi đồn bót của người Pháp xưa kia đã biến thành một cái chợ sầm uất, đông đảo kẻ mua người bán. Điều làm tôi thích thú nhất là “Con trâu sắt” (Iron Buffalo). Bạn hãy tưởng tượng, một nông dân Lào, muốn có đủ thứ quảng cáo trên TV nhưng không đủ tiền. Con trâu sắt cho bạn là đủ. Không như trâu thật, con trâu sắt có thể bơm nước cũng như kéo cầy, và nó có thể phát điện sáng nhà bạn. Sự thực đó là một máy tạo ra sức ép để bàn nhỏ, và bạn có thể xử dụng trong nhiều trường hợp. Gắn vào máy bơm nước vào ruộng, máy kéo cầy, kéo xe bò,…
Đó cũng là dịp cho tôi gặp gỡ Lan Keopanya. Anh ta gắn một tay lái (vô lăng) xe Volvo vào con trâu sắt, anh ta nổ máy chạy chiếc xe tự chế (homemade pickup), cho biết ngôi làng nhỏ của anh ta cách chợ Pakxong 12 dặm “chuyến đi mất 4 lít dầu, cũng đáng giá”, nhờ đi lại dễ dàng, anh ta bán được nhiều hàng hơn, cà phê, trái cây, rau qủa, và bán đắt hơn nhờ còn tươi. Hôm đó, Lan Keopanya ra chợ mua tôn plastic về lợp mái cho căn nhà mới. Anh ta hãnh diện khoe, cả sáu người con đều được đi học hoặc sẽ đến trường. Một con đường mới đã được làm đến đầu làng của anh ta. “Chúng tôi hy vọng sẽ có điện trong vòng hai năm tới”. Trước khi từ giã, tôi hỏi anh ta, còn ao ước điều gì nữa? “Chúng tôi cần khai quang, dọn dẹp bom đạn… Nếu xong, tôi có thể phát triển thêm nữa”
Trong thời gian thả bom trên đất Lào, dân tộc thiểu số sống trên vùng đồi núi chịu nhiều thiệt hại nhất. Kết cuộc, cả đôi bên đều bị thiệt hại, bom đạn không phân biệt cộng sản hay không cộng sản, cũng như quân nhân và thường dân, trẻ em. Keay Tcha, 58 tuổi, đã sống 17 năm ở Ban Na Oune, một trại định cư người Hmong gần Louang Phabang kể lại.
Một vấn đề á phiện mới
Một điều không thay đổi ở Lào, khí hậu nóng bức. Cơn khát đồ uống lạnh đưa tôi đến tiệm tạp hóa Khenchan Khamsao trên tuyến đường bắc nam đi Louang Phabang. Trong tiệm có tủ kính chứa nước uông lạnh, nhưng thùng rác mầu xanh mới đáng nói. Thùng rác có chân, bên trong rộng chứa được nhiều rác và có nắp đậy, được biến chế từ cao su, lấy từ vỏ bánh xe cũ.
Cuộc đời người chủ tiệm cũng thoát ra từ nơi bom đạn tàn phá. Bà ta đến từ tỉnh Khammouan trung tâm nước Lào, nơi này vẫn còn nhiều qủa bom chưa được khai quang nên không thể trồng trọt cầy cấy được. Cùng với chồng di chuyển đến khu vực mới này và thành công, cửa tiệm là tầng dưới căn nhà mới của họ. Người chồng tìm được công việc xây cất cách Vangviang 65 dặm về hướng bắc, cả ba người con đều được đi học. Đứa lớn được gửi đi học ở Vientiane.
Khi tôi nói, đi học ở thành phố lớn như Vientiane rất tốt cho việc học, bà ta trả lời “Không phải vậy, bà ta gửi con đi học xa để tránh những tay buôn bán thuốc phiện”. Trận chiến chống ma túy bắt đầu từ năm 1989 với sự tài trợ của Hoa Kỳ để tận diệt vấn đề ma túy. Năm 2006, Lào tuyên bố đã không còn tệ nạn ma túy, như khi đất nước đến giai đoạn mở mang, nền kinh tế phát triển, các loại ma túy như Metham Phetamines xuất hiện trở lại. Quốc gia Lào trở nên một trung tâm chuyển tiếp lớn cho Metham Phetamine, ma túy, và thuốc phiện. Cũng như ở Hoa Kỳ những vùng xa thành phố dễ bị ảnh hưởng nhất.
Sợ hãi những quả bom rơi xuống
Ở Lào, khi nhiệt độ xuống dưới 70 độ (độ F), người ta bắt đầu khoác thêm áo ấm, đội mũ và đốt lò sưởi. Một đêm cuối năm, ba người bạn  trong tỉnh Xiang Khouang đi cắm trại, đêm đó nhiệt độ xuống thấp và họ nhóm lửa để sưởi. Một quả bom nơi họ dựng lều phát nổ giết chết một người tại chỗ, một người khác bị thương nặng. Tôi đi thăm  người bị nhẹ nhất, Yer Herr nơi làng anh sống, người thanh niên 18 tuổi kéo áo đằng sau lên cho tôi xem 19 vết thương do mảnh bom trúng vào lưng.
Trong ngôi làng của Yer, mọi nhà đều có điện, máy truyền hình vệ tinh, mọi người lớn đều có điện thoại di động. Mỗi người Mẹ, người Vợ đều có chồng, anh em trai, em gái chết vì bom đạn Hoa Kỳ sau khi trận chiến kết thúc. Những quả bom đang rơi xuống vẫn còn tái xuất hiện trong giấc mơ của nhiều người. “Tôi sống với nó”.
Chiến tranh tiếp vận
Phi cơ Hoa Kỳ thả xuống tổng cộng 270 triệu qủa bom nhỏ trên đất Lào, nhiều hơn dân số Hoa Kỳ trong cùng thời gian. Thêm 4 triệu quả bom lớn. Trọng lượng bom cao hơn nhiều lần so với trọng lượng tổng số dân chúng Lào. Khoảng thời gian đó, dân Lào khoảng chừng 2 triệu người, mỗi người được “chia” trung bình một tấn bom.
Thường xuyên trong suốt cuộc chiến, Washington tuyên bố “Ngưng thả bom”, nhưng đường dây tiếp vận vũ khí, bom đạn kéo dài 8000 dặm trải dài từ các kho vũ khí ở Hoa Kỳ qua Thái Bình Dương không thể khóa lại đơn giản như lời nói. Do đó nếu quả bom không rơi xuống Việt Nam sẽ chuyển hướng sang Lào. Đó là trận chiến tiếp vận đầu tiên. Thêm một điều nữa, việc sản xuất hàng loạt bom đạn thiếu kiểm soát chất lượng. Có thể lên đến 10% số bom rơi xuống đất không nổ (hay chưa phát nổ).

American University of Nigeria
Department of Computer Science
vđh

PBC Hội Ngộ sưu tầm VDH dịch thuật

A Short Drive In The Jungle - Antonia's Bolingbroke-Kent



'For the first time in my life I felt that death was a possibility; a stupid, pointless, lonely death on the aptly named Mondulkiri Death Highway.' The Ho Chi Minh Trail is one of the greatest feats of military engineering in history. But since the end of the Vietnam War much of this vast transport network has been reclaimed by jungle, while remaining sections are littered with a deadly legacy of unexploded bombs. For Antonia, a veteran of ridiculous adventures in unfeasible vehicles, the chance to explore the Trail before it's lost forever was a personal challenge she couldn't ignore - yet it would sometimes be a terrifying journey. Setting out from Hanoi on an ageing Honda Cub, she spent the next two months riding 2000 miles through the mountains and jungles of Vietnam, Laos and Cambodia. Battling inhospitable terrain and multiple breakdowns, her experiences ranged from the touching to the hilarious, meeting former American fighter pilots, tribal chiefs, illegal loggers and bomb disposal experts. The story of her brave journey is thrilling and poignant: a unique insight into a little known face of Southeast Asia.

Biography

Antonia's - better known as Ants - favourite occupation is embarking on very long journeys in unsuitable vehicles; a habit which started in 2006 when she drove a bright pink tuk tuk from Bangkok to Brighton with her friend Jo. Through the trip the duo raised £50,000 for Mind, set the world record for the longest ever journey by auto-rickshaw, wrote a best-selling travel book Tuk tuk to the Road, and won Cosmopolitan magazine's Fun Fearless Female Award.
Since then Ants has ridden a Honda C90 3000-miles around the Black Sea, organised the Mongol Derby, the longest horse race in the world, and survived an attempt to reach the Arctic Circle on an old Russian Ural and sidecar. Her articles have appeared in Wanderlust, The Guardian, Adventure Journal (USA), Verge (Canada) and Motorcycle Monthly, amongst others.
She's also appeared on numerous radio and TV shows, including Richard & Judy and Excess Baggage. In between travelling and writing she produces TV programmes for the BBC, Channel 4 and ITV.
Her next book, A Short Ride in the Jungle, will be published by Summersdale on April 7, 2014. The book recounts Ants' somewhat hair-raising solo motorbike mission down the remnants of the legendary Ho Chi Minh Trail in Vietnam, Laos and Cambodia.



Review

 ‘Compassionately but without sentimentality, Ants describes lands victimised in the recent past by militarism at its worst and now assaulted by consumerism at its most ruthless. She also provides many entertaining vignettes of eccentrics met en route, disasters narrowly avoided and happy encounters with kind people in remote regions of wondrous beauty.’

(Dervla Murphy, legendary Irish travel writer)|‘Truly wonderful…a lovely book, very much after my own heart.’

(Ted Simon, author of Jupiter’s Travels.)|‘A beautifully written tale teeming with descriptive gems and wickedly funny anecdotes, all delivered in an earthy, self-effacing style that has the words spilling off the page. Utterly absorbing and impossible to put down. A traveller’s delight and classic-to-be!’

(Jason Lewis, author and the first person to circumnavigate the planet by human power alone)|‘Antonia Bolingbroke-Kent’s new book is a gripping travelogue which is at once both intimate and worldly-wise. Honest in her bravery (and brave in her honesty), she recounts a thrilling journey, not just through the splendour of South-East Asian landscapes, but also through the horror of Southeast Asian history – all atop the seat of the world’s most iconic motorbike.’

(Charlie Carroll, author of No Fixed Abode)|‘Ants has pulled off not only a demanding and original adventure but a great read too. A Short Ride in the Jungle informs and entertains in just the right measures, taking the reader on an action packed journey through Southeast Asia’s trails and jungles, as well its equally torrid history.’

(Lois Pryce, Motorcycle Adventurer and Author)|‘An epic book about an epic trail. Bolingbroke-Kent captures the sights, sounds and colour of the legendary Ho Chi Minh Trail in all its surviving glory. And she captures it the only realistic way – on the back on an ageing motorbike.’



Antonia is a travel writer, ladyventurer,  speaker, and lover of gin, motorcycles and tuk tuks. After years of travelling as part of a television crew or with companions, she decided she wanted to experience a true adventure on her own, in her own words, "The sort where I would find myself lost in the middle of the Southeast Asian jungle with nothing to survive but twigs and peanut butter".
Complete with a beautiful Pink(ish) Panther motorcycle, Antonia started her journey across the Ho Chi Minh Trail in the spring of 2013. We’re sharing with you an extract of her novel A Short Ride in the Jungle: The Ho Chi Minh Trail by Motorcycle with details of where to purchase below.

An introduction to her journey

Constructed between 1959 and 1975, the Ho Chi Minh Trail once spread 12,000 miles through the mountains and jungles of Vietnam, Laos and Cambodia. Arguably one of the greatest feats of military engineering in history, the Trail was a paragon of ingenuity and bloody determination, the means by which the North Vietnamese fed and fought the war against the US-backed South. Without it there could have been no war, a fact which the Americans knew only too well: in a sustained eight year campaign to destroy it they flew 580,000 bombing missions and dropped over 2 million tonnes of ordinance on neutral Laos, denuded the jungle with chemicals and seeded clouds to induce rain and floods. At one point Nixon even mooted the notion of deploying nuclear weapons.
While scores of travellers ride a tourist-friendly, tarmac version of the Trail between Hanoi and Ho Chi Minh City, only a handful follow its gnarly guts over the Truong Son Mountains into Laos. Even fewer trace it south into the wild eastern reaches of Cambodia. Antonia wanted to do both. Unlike the hundreds of thousands of North Vietnamese who walked, drove and worked on the Trail in the sixties and seventies,  she wouldn’t have to deal with a daily deluge of bombs. But UXO, unexploded ordnance, littered her route south, cerebral malaria, dengue fever and dysentery were still prevalent and the trees slithered and crawled with unpleasant creatures.
Riding a 25-year old Honda Cub known as the Pink Panther, Antonia rode south from Hanoi, the cacophonous capital of Vietnam, through some of the remotest regions of Southeast Asia. Battling inhospitable terrain and multiple breakdowns, it was a journey that ranged from the hilarious to the mildly terrifying, during which she encountered tribal chiefs, illegal loggers, former American fighter pilots, young women whose children had been killed by UXO, eccentric Ozzie bomb disposal experts and multiple mechanics…

Going Solo


In the beginning of her novel, Antonia shares her thoughts and fears about the journey ahead as she prepares to embark alone from Hanoi.

I awoke as the first glimmer of dawn broke through the hotel curtains. Vietnam rises early and already the street outside was humming with the noise of mopeds and the clatter of opening shutters. It was almost too much to comprehend that in a few hours I’d be zipping up my panniers, turning into the traffic and heading south. But here I was, the swirling depths of the unknown beckoning me forward. There was no going back now.
Despite my fears about the journey, I’d been determined to do it alone. Bar a stint backpacking around India in my early twenties, all my travels had been with other people. In 2006 my dear friend Jo and I drove a bright pink Thai tuk tuk a record- breaking 12,561 miles from Bangkok to Brighton. Aside from an altercation in Yekaterinburg over Jo’s snoring we got on brilliantly, splitting the driving and responsibilities, making each other laugh and mopping up the odd tears. Then there was my Black Sea trip with Marley, where I’d too easily fallen into the dependent female role, never so much as picking up a spanner as we trundled through six countries. The following year, in a shivering attempt to cajole an old Ural to the Russian Arctic Circle, I’d been with two fearless male friends, one a tap-dancing comedian, the other a consummate mechanic. On every other expedition I had organised, or television programme I had worked on, there had been translators, drivers, medics and crew. It doesn’t mean that each and every mission wasn’t difficult in some way, but having other people around greatly mitigated the risk and adversity.
As my insurance company had nervously pointed out, it would be ‘a lot easier if you modified your plans and went with a travel companion.’ Travelling alone on a motorbike was a travel insurance nightmare. Not only had I opted for a vehicle with a high accident rate, but what would happen if I had a serious mishap miles from anywhere? If I was with another person, at least they would be able to ride or call for help. But alone, with a broken leg, bashed head or worse, there would be no one.
But the dangers weren’t enough to put me off. Company makes us idle, gives us masks to hide behind, allows us to avoid our weaknesses and cushion our fears. By peeling away these protective layers I wanted to see how I would cope, find out what I was really made of, physically and emotionally. Would I be able to fix my bike if it ground to a halt in the middle of a river? How would I handle nights spent in a hammock in the depths of the jungle? What would it feel like to ride into a remote tribal village alone? How would I react in times of real adversity? And could I outstrip Usain Bolt if confronted by a many-banded krait?
A month before, I’d been relaxing with a cup of tea during a television shoot in Tanzania when I spied something red and black crawling across my shoulder. I screamed and leapt a foot in the air, sending tea and filming equipment flying into the dust. After several hysterical seconds on my part, the camera assistant confirmed it was no more than a harmless beetle.
“Jesus – and you’re going to Vietnam in a few weeks?” he laughed.
And on another occasion, driving into Bristol not long before I left, Marley had asked me what I was going to do about fixing the bike. “I’ll get a book called The Complete Idiot’s Guide to Motorcycles.”
“I think that might be a bit advanced for you,” he jibed.
At that point I’d driven across a roundabout and failed to see a car coming out of a small road to the right. There was a sharp intake of breath from my left. “God, the thought of you driving a motorbike in Vietnam is terrifying.”
I couldn’t go through life acting like a character from The Only Way is Essex every time I encountered something with more than four legs. Nor did I want to turn into one of those women who relies on their other half so much they end up unable to change a light bulb. If I always travelled with other people, I would never have to confront my weaknesses. There would be times when I’d want to share a laugh or a moment with Marley or have a stiff gin with friends. But hopefully there would also be moments of simple achievement. It was times like these that going solo were all about.
I breakfasted in a daze, my back still knotted, a ball of anxiety lurking in the pit of my stomach. For the first of many times, I packed up my hotel room and loaded the bike. I’d wanted to keep my luggage as simple and light as possible. I would be loading and unloading the bike every day, so it would be foolish to travel with any more than the bare minimum. Plus, in the same way that I’d wanted a simple bike, I didn’t want to be riding through poor villages clanking with showy, expensive equipment. My kit consisted of two small textile panniers – bought on eBay for £20 – which slung over the seat behind me cowboy-style, a pizza delivery-style top box and a ladylike wire front basket. The top box carried essentials such as my laptop, compact toolkit, camera and paperwork: International Driving Permit, driving licence, bike registration papers, photocopies of passport and visas. The front basket – added in Hanoi at the last minute – held bike spares Cuong had given me, plus my daily water supply. One side pannier fitted my limited wardrobe: a fleece, a single pair of jeans and one long skirt, a handful of tops, a floral shirt, a sarong, waterproof trousers, a bikini, three pairs of knickers, two pairs of socks, one decent set of matching underwear and flip flops. Shoe-horned into the other side pannier, along with a basic medical kit, balloons to give to children, solar charger and jungle hammock, was a precious bottle of Boxer Gin. Embarking on a solo expedition into the jungle was unquestionable without an emergency supply of the juniper nectar.
Round my waist I strapped a concealed money belt containing a debit card and a small supply of cash. And over my top I wore a nerdy but incredibly useful bumbag with: an iPhone, a small amount of dollars and local currency, a handheld GPS unit, a local phrasebook and my coterie of lucky talismans. Other stashes of currency were hidden in my backpack and in a secret sealed compartment on the bike. Designed to hold a few tools, it was the perfect size for a small waterproof bag containing a spare credit card and an emergency supply of dollars. With money hidden in four different places, I’d be unlucky to be cleaned out entirely.
Without much ado I said goodbye to the hotel staff, pulled on my Weise helmet, jacket and gloves and set sail. No big rush of nerves, no big fanfare, just a quiet “Right, let’s go!” to the bike, a slight wobble, and off we were.
I was thankful I hadn’t asked anyone to come and see me off. I didn’t need the added pressure of people or photographs this morning. Digby had come to bid me goodbye the night before.
“Don’t forget to go to lots of cắt tóc”, he advised, pointing to the hairdresser next to the hotel where a woman was having her head massaged. ‘They’re fabulous; you can get your hair washed all the way down the Ho Chi Minh Trail. You don’t even need to take shampoo with you.’
Given the dangers and challenges I’d be facing on the road, hair washes and head massages weren’t something I had envisioned.
“Is that your parting advice?” I asked, probing for something more applicable.
“Yes. It’s about the little things in life. Now goodbye and good luck.”
Then I’d watched him turn right and vanish into the darkness, the last familiar face I would see before my journey began.








A Short Ride in the Jungle: the Ho Chi Minh Trail by Motorcycle

Having returned from the mud and jungles of Southeast Asia I sat down in in front of my laptop and set about the equally hard task of penning a book about my adventure. Six months, 100,000 words, five hundred cups of Earl Grey and four hundred dog walks later, I handed in my tome to my publishers, Summersdale. Now,  a year after I was forcing the Pink Panther through that dastardly orange Trail mud, my book, A Short Ride in the Jungle, is now out.

*** TO BUY A SIGNED COPY DIRECT FROM THE AUTHOR, PLEASE CONTACT ME HERE!***
Here’s what a few people have said about it…..
‘Compassionately but without sentimentality, Ants describes lands victimised in the recent past by militarism at its worst and now assaulted by consumerism at its most ruthless. She also provides many entertaining vignettes of eccentrics met en route, disasters narrowly avoided and happy encounters with kind people in remote regions of wondrous beauty.’ Dervla Murphy, legendary Irish travel writer
‘Truly wonderful…a lovely book, very much after my own heart.’ Ted Simon, author of legendary motorcycling tome Jupiter’s Travels.

‘A beautifully written tale teeming with descriptive gems and wickedly funny anecdotes, all delivered in an earthy, self-effacing style that has the words spilling off the page. Utterly absorbing and impossible to put down. A traveller’s delight and classic-to-be!’ Jason Lewis, author and the first person to circumnavigate the planet by human power alone

‘A jaw-dropping adventure, part travelogue, part thriller….an adrenaline-fuelled, fascinating ride.’ Cosmopolitan magazine.

‘Fantastic.’ Overland Magazine.

‘Exceptionally well researched…personal, emotional…perfectly written, demonstrating just how travel by motorbike can be used to inform, educate and entertain the reader… a great book.’ Adventure Bike Rider magazine.

‘Thrilling and poignant: a unique insight into Southeast Asia.’  The Bristol Magazine.

‘Antonia Bolingbroke-Kent’s new book is a gripping travelogue which is at once both intimate and worldly-wise. Honest in her bravery (and brave in her honesty), she recounts a thrilling journey, not just through the splendour of South-East Asian landscapes, but also through the horror of Southeast Asian history – all atop the seat of the world’s most iconic motorbike.’ Charlie Carroll, author of No Fixed Abode

‘Ants has pulled off not only a demanding and original adventure but a great read too. A Short Ride in the Jungle informs and entertains in just the right measures, taking the reader on an action packed journey through Southeast Asia’s trails and jungles, as well its equally torrid history.’ Lois Pryce, Motorcycle Adventurer and Author

‘An epic book about an epic trail. Bolingbroke-Kent captures the sights, sounds and colour of the legendary Ho Chi Minh Trail in all its surviving glory. And she captures it the only realistic way – on the back on an ageing motorbike.’ Kit Gillet, Freelance Journalist and Videographer

To see more reviews on Amazon from people who have bought the book please click here. As of July 2014 it has solid 5 star reviews.

The book was released in April 2014 and is available in all major UK bookshops, as well as on Kindle. It is also  available at selected outlets worldwide; here are a few…





Monument Books, Phnom Penh; Kinokunya stores, Malaysia, WH Smith Airport stores, Malaysia; Asia Books, Thailand; the Bookwork, Hanoi… as well as other stores throughout Asia and in Africa, Australia and NZ. It will be available in the US and Canada sometime in 2015.

Saturday, October 24, 2015

Cuốn theo chiều gió

Alan Phan

(Cuộc đời không có nhiệm vụ cho chúng ta những gì mình mong đợi. Chúng ta nhận những gì đưa đẩy đến và cảm tạ là nó không tệ hại hơn hiện nay – “Life’s under no obligation to give us what we expect. We take what we get and are thankful it’s no worse than it is. Margaret Mitchell – Gone with the Wind.)
Trong những buổi giảng thuyết cho các sinh viên Trung Quốc về văn hóa và con người Mỹ, tôi thường khuyên họ hãy đọc quyển sách (hay ít nhất là coi cuốn phim) “Gone With The Wind”. Dù xã hội Mỹ đã thay đổi rất nhiều với lượng di dân nhập cư từ tứ xứ cùng các quan hệ chủng tộc, nhưng những người Mỹ trắng từ văn minh Âu Châu vẫn chiếm 67% dân số và truyền thống Cơ Đốc Giáo vẫn là dấu ấn hàng đầu, không những tại những vùng bảo thủ miền Trung, mà vẫn tồn tại mạnh mẽ tại các vùng cấp tiến như California và New York.
Sự điêu tàn của miền Nam sau cuộc nội chiến Bắc-Nam và những cố gắng hàn gắn vết thương từ bên thắng cuộc cho thấy một sự tôn trọng luật pháp công lý; bao quanh bởi tình yêu tổ quốc sâu đậm từ hai phía và lòng tự hào năng động của con người Mỹ về khả năng, ý chí và tầm nhìn. Sự trổi dậy của con phượng hoàng Mỹ sau những khủng hoảng là đặc thù lớn nhất của siêu cường này.
Những khuôn mặt biểu tượng cho văn hóa Mỹ, cho đến ngày nay, đã được Margaret Mitchell tô đậm trong các nhân vật của cuốn sách. Dĩ nhiên, hai nhân vật chánh, Scarlett O Hara và Rhett Butler, đã quay cuồng trong thời chiến và thời bình, thật “sống” thật “động” để phần lớn dân Mỹ thời đó và một số lớn thời nay, tìm thấy bóng dáng mình qua câu chuyện cũng như nhân cách của cặp tình nhân này.
Điệu vũ trong chiến tranh
Tóm lược câu chuyện xẩy ra vào thời nội chiến Mỹ (1861), Rhett Butler là một kẻ cơ hội. Anh ta không lên đường theo tiếng gọi của non sông như các bạn trẻ quanh mình, dù đã là một sĩ quan kinh nghiệm của quân đội miền Nam. Anh chỉ thích đi buôn và trục lợi qua những phi vụ vũ khí hay nhu yếu phẩm. Như mọi các cô gái trẻ tràn đầy lý tưởng , Scarlett ghét anh chàng có vẻ như “ích kỷ và đểu cáng” này.
Scarlett: Are you tryin’ to tell me you don’t believe in the cause?  (Anh muốn nói với em rằng anh không tin vào chính nghĩa?”)
Rhett: I believe in Rhett Butler, he’s the only cause I know. (Anh tin vào Rhett Butler, hắn là chính nghĩa duy nhất anh biết)
Tuy nhiên, đến khi miền Nam sắp thua trận và đợi chờ một kết quả thảm thương, Rhett lại nhập ngũ để chiến đấu.
Scarlett: Rhett, how could you do this to me, and why should you go now that, after it’s all over and I need you, why? Why? (tại sao anh làm vậy bây giờ vì kết cục đã gần kề và trong khi em cấn anh vô cùng, tại sao?)
Rhett: Why? Maybe it’s because I’ve always had a weakness for lost causes, once they’re really lost. Or maybe, maybe I’m ashamed of myself. Who knows? (Có lẽ tại vì anh luôn luôn có một điểm yếu cho những chính nghĩa đã mất, nhất là khi chúng thực sự mất. Hay có lẽ tại anh xấu hổ? Ai mà biết được?)
Xây dựng lại cho thanh bình nội tại
Sau cùng, chiến tranh kết thúc. Rhett được thả về quê và anh lại làm ăn với nhóm thắng cuộc để kiếm tiền. Khá nhiều tiền; dù luôn bị đám đông chung quanh dè bỉu như bọn carpetbaggers (liếm gót giầy của kẻ thắng). Anh kết hôn với Scarlett vì yêu nàng tha thiết và đem lại một đời sống vương giả cho 2 mẹ con. Trong khi đó, Scarlett vẫn yêu thầm trộm nhớ người hùng nghèo khó Ashley dù Ashley bây giờ chỉ là một cựu sĩ quan bất đắc chí của phe thua cuộc. Rhett đau khổ nhưng lấy tình yêu cho con gái làm cứu cánh.
Cho đến khi cô con gái chết trong một tai nạn, thế giới của Rhett lại bị đổ vỡ và chàng xách vali ra khỏi cuộc đời của Scarlett.
Rhett: Do you know what I’m talking about? (Em biết anh muốn nói gì không?)
Scarlett: No! I only know that I love you. (Không, em chỉ biết rằng em yêu anh)
Rhett: That’s your misfortune. (Đó là bất hạnh của em)
….
Scarlett: Oh, Rhett!  Rhett, Rhett!
Scarlett: Rhett… if you go, where shall I go, what shall I do? (Nếu anh bỏ đi, em sẽ đi đâu, em sẽ làm gì?)
Rhett: Frankly, my dear, I don’t give a damn. (Thực sự, người yêu ơi, anh đếch quan tâm)
Song song trong câu chuyện là cuộc đời thăng trầm của Scarlett. Sinh ra trong một gia đình phong lưu, chiến tranh đã khiến nàng trở thành một thiếu nữ rồi thiếu phụ nghèo đói, tìm đủ mọi thủ đoạn qua sắc đẹp để mưu sinh. Cho đến khi chiến tranh chấm dứt và nàng lấy Rhett vì tiền.
Scarlett cũng giống như trăm ngàn thiếu nữ Việt mà tôi đã gặp khắp nơi. Cái thân hình yểu điệu, nhỏ nhắn. sợ sệt…chỉ để che dấu một ý chí sinh tồn mạnh mẽ và quyết liệt. Scarlett luôn tự bảo trong tâm thức là phải vươn lên bằng mọi giá để tìm cho mình chỗ đứng dưới ánh mặt trời. Sau cùng, nàng mới nhận ra là mình yêu anh chồng Rhett ngang tàng thực tế của mình; chứ không thể yêu một “ảo tưởng” là Ashley, yếu đuối, thua cuộc.
Nhưng Rhett lại bỏ đi? Nàng đau đớn,
“I’ll think of it tomorrow, at Tara. I can stand it then. Tomorrow, I’ll think of some way to get him back. After all, tomorrow is another day.” (Tôi sẽ về Tara ngày mai rồi suy nghĩ lại. Tôi sẽ ổn hơn. Ngày mai, tôi sẽ nghĩ cách để anh quay về. Dù sao, ngày mai cũng là một ngày mới)
Văn hóa Mỹ và Việt Nam
Không riêng tôi, mà thế hệ Mỹ lớn lên qua văn chương phổ thông, đều thấy chút dáng dấp của mình đâu đó trong Rhett Butler. Những hình tượng sau này của xã hội Mỹ như John Wayne, Clint Eastwood, Ronald Reagan…đều phảng phất chút hương vị “cao bồi” của người đàn ông tuy ích kỷ, dấu kín, nhưng ngang tàng và sẵn sàng hy sinh cho đại nghĩa, dù thua lỗ. Đó là lý do tại sao Reagan, Kennedy… được phần lớn dân Mỹ yêu mến; nhưng không bao giờ Carter hay Obama.
Trong những buổi giao thời, tôi hay suy nghĩ về câu chuyện của Rhett và Scarlett. Có lẽ cũng là câu chuyện của triệu người Việt Nam trong cuộc biển dâu gần 40 năm qua. Có điều kết cuộc của chúng ta hơi khác. Những nàng Scarlett của Việt Nam vẫn ôm lấy “ảo tưởng” Ashley mà quên đi cái “hiện thực” Rhett. Có đủ ý chí và can đảm, nhưng vẫn thiếu kiến thức và nhận xét. Cái “ngày mai” mà Scarlett tin tưởng vào, cái tương lai mà nàng tin là phải thay đổi để tốt đẹp hơn, lại là cái “quá khứ” mà dân Việt vẫn khư khư ôm lấy sau 40 năm hận thù.
Cho đến giờ này, khi ngồi chém gió với các bạn trẻ hay già ở Việt Nam, tôi nghe thường trực những câu chuyện về lịch sử. Ngân sách có hạn hẹp, chúng ta vẫn hoan hỉ bỏ ra cà triệu đô la để làm phim về “lịch sử”. Chưa nói đến những phim truyện phát sóng hàng giờ hàng ngày trên các kênh TV về những đại thắng 40, 50, 60 năm về trước (Dù một số người không nhỏ, như bà vợ của đại đồng chí Lê Duẩn hay tác giả cuốn Đèn Cù, đang có nhiều phản biện về cái gọi là lịch sử này)
Bao giờ thì các bạn trẻ của tôi hăng say về những đề tài như công nghệ in 3D, hệ thống quản lý robotic hay chuyện biến đổi DNA sequence? Nếu tiếp tục với đà này, chỉ 20 năm nữa thôi, giới trẻ toàn cầu sẽ không hiểu nổi ngôn ngữ của người Việt và sẽ cho rằng chúng ta đến từ “ngoài hành tinh”. Bao giờ thì một người 30, 40 tuổi… mới ngưng đòi mẹ kể chuyện cổ tích thần thoại trước khi ngủ?
Trong phim cũng như trong lịch sử, thủ đô miền Nam là Atlanta bị thiêu hủy hoàn toàn. Chỉ 6 năm sau, Atlanta lại hồi sinh, đẹp rực rỡ như những tàng hoa magnolia trong mùa xuân. Saigon không cháy rụi, nhưng cái tàn tạ của Saigon còn đau đớn hơn. Như một hoa khôi ngày nào của Gia Long, Trưng Vương bây giờ đang lọm khọm gánh nước trong tuổi già ở một khu ổ chuột hôi thối. Có lẽ Rhett sẽ không bao giờ quay lại và Scarlett cũng phải bỏ đi?
Tôi đang sửa soạn về Mỹ để định cư một thời gian dài. Tôi chợt nhớ câu nói của Rhett,
I’m through with everything here. I want peace. I want to see if somewhere there isn’t something left in life of charm and grace. Do you know what I’m talking about? (Anh chấm dứt với mọi thứ ở đây. Anh cần thanh bình. Anh muốn coi nếu có một nơi nào đó còn chút gì yêu kiều và thanh cao cho cuộc sống. Em hiểu anh đang nói gì không?)